Giới trẻ Hàn Quốc chùn bước trước giấc mơ khởi nghiệp: Rủi ro quá lớn, phần thưởng quá nhỏ
Phương Đăng (theo Koreajoongangdaily)
14/07/2025 8:00 AM (GMT+7)
Trong khi giới trẻ Trung Quốc đổ xô vào các startup AI, thanh niên Hàn Quốc lại dần xem khởi nghiệp như một lối thoát bất đắc dĩ. Một khảo sát mới công bố đã làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại Hàn Quốc.
Theo khảo sát, nhiều người trẻ ở Hàn Quốc chọn sống bám bố mẹ thay vì mạo hiểm lập nghiệp. Ảnh minh họa: IT
Theo khảo sát do Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) và báo JoongAng Ilbo thực hiện với 2.103 người trẻ (từ 20–39 tuổi) tại Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (mỗi quốc gia khoảng 500 người), chỉ 12,2% thanh niên Hàn Quốc từng thử khởi nghiệp — con số thấp nhất trong số 4 quốc gia được khảo sát. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Mỹ là 35,1%, Trung Quốc là 29,4% và Nhật Bản là 16,4%.
Tại Trung Quốc, sự thành công của các startup AI như DeepSeek đang thôi thúc nhiều người trẻ tự tin bước vào hành trình khởi nghiệp. “Thấy startup AI thành công, mọi người thường nghĩ: Tại sao không phải mình?. Công việc văn phòng chỉ là bước đệm, giấc mơ của tôi là tự xây dựng một công ty", một doanh nhân Trung Quốc 30 tuổi chia sẻ.
Ngược lại, tại Hàn Quốc, các rào cản chính khiến người trẻ ngần ngại khởi nghiệp bao gồm: sợ thất bại (34,9%), ưu tiên sự ổn định công việc (34%), và khó khăn trong tiếp cận vốn (18,2%). Ngay cả những người đã từng khởi nghiệp, phần lớn cũng chọn các ngành dịch vụ nội địa có biên lợi nhuận thấp như nhà hàng và bán lẻ, với 35,2% chọn khởi nghiệp trong các ngành này.
Trong khi đó, giới trẻ Mỹ và Nhật Bản hướng đến các lĩnh vực tri thức như sản xuất nội dung (26,9% và 29,1%), còn giới trẻ Trung Quốc ưu tiên các lĩnh vực công nghệ như AI và CNTT (35,1%).
Khởi nghiệp sinh tồn thay vì sáng tạo đột phá
Giáo sư Nam Dae-il tại Đại học Hàn Quốc nhận định: “Thời kỳ Covid-19, chỉ cần ý tưởng là có thể gọi vốn. Nhưng giờ đây, nhà đầu tư đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao hơn, khiến người thiếu kinh nghiệm phải chuyển sang những mô hình khởi nghiệp nhỏ lẻ, sống sót qua ngày".
Một ví dụ điển hình là một doanh nhân Hàn Quốc ngoài 30 tuổi, từng lập một nền tảng gợi ý mỹ phẩm bằng AI. Sau 1 năm, startup phải đóng cửa.
“Ý tưởng thì tuyệt, nhưng khoảng cách giữa tầm nhìn và thực tế là quá lớn. Chi phí thuê ngoài phát triển phần mềm lên tới hàng tỷ won, kể cả thuê kỹ sư ở Việt Nam thì họ cũng không hiểu sản phẩm. Chỉ để làm bản demo đã mất một năm, mà tôi không thể cầm cự lâu như vậy", anh nói.
Tham vọng quốc gia và thực tế ảm đạm
Bất chấp cam kết của Tổng thống Lee Jae-myung để đưa Hàn Quốc trở thành “cường quốc khởi nghiệp top 4 thế giới”, giấc mơ khởi nghiệp trong giới trẻ vẫn đang co lại. Theo Bộ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Hàn Quốc, tổng số doanh nghiệp mới thành lập năm ngoái giảm 4,5%, trong đó nhóm dưới 30 tuổi giảm mạnh nhất – giảm 12,9%.
Theo CB Insights, tỷ lệ startup Hàn Quốc lọt vào nhóm “kỳ lân” (định giá trên 1 tỷ USD) trên toàn cầu đã giảm từ 2,2% năm 2019 xuống còn 1% vào năm 2024. Trong khi đó, các lĩnh vực dẫn đầu về kỳ lân là giải pháp CNTT (33,6%) và dịch vụ tài chính (17,8%) — những lĩnh vực mà giới trẻ Hàn Quốc ít mặn mà.
Giới trẻ chọn an toàn thay vì mạo hiểm
Khi được hỏi về con đường sự nghiệp ưu tiên, giới trẻ Hàn Quốc xếp doanh nghiệp lớn và việc làm công ở hai vị trí đầu tiên, còn khởi nghiệp đứng cuối cùng. Trái lại, người Mỹ thể hiện sự quan tâm cao nhất đến việc tự kinh doanh.
Đáng chú ý, 55,7% người trẻ Hàn Quốc cho biết họ không hề quan tâm hoặc chưa từng nghĩ đến chuyện khởi nghiệp — cao nhất trong 4 quốc gia khảo sát. Trong khi đó, người trẻ Trung Quốc và Mỹ thể hiện khát vọng lớn, còn giới trẻ Hàn và Nhật nghiêng về an toàn việc làm.
Anh Oh Min-do, 32 tuổi, từng vận hành một startup giao đồ ăn và mất hàng chục triệu won chỉ sau một năm.
“Tôi không hiểu gì về thị trường, chi phí hay thuế. Giờ tôi cảm giác mình bị tụt lại 2–3 năm so với bạn bè. Tôi sẽ không bao giờ thử lại nữa", anh nói.
Sinh viên Nhật Bản Hikari Miyanaga, 25 tuổi, cho biết: “Bạn bè tôi chỉ muốn làm ở các công ty lớn, ổn định, đông người".
Kỳ vọng vào cải cách hệ sinh thái khởi nghiệp
Một phát hiện khác từ khảo sát cho thấy 54,9% người trẻ Hàn vẫn sống cùng bố mẹ, cao nhất trong các nước khảo sát, thể hiện xu hướng “thế hệ kangaroo” – phụ thuộc gia đình. Tuổi lý tưởng để độc lập tài chính ở Hàn là 27,9 – muộn hơn so với Mỹ (26,4), Nhật (26,8) và Trung Quốc (27,1).
Theo ông Kim Young-eun, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp tại FKI: “Người trẻ Hàn Quốc vẫn cho rằng khởi nghiệp chỉ dành cho số ít tinh hoa. Chúng ta cần truyền cảm hứng về tinh thần khởi nghiệp như một giá trị phổ quát thông qua giáo dục, văn hóa và chính sách".
Các chuyên gia cũng kêu gọi xây dựng hệ thống hỗ trợ người thất bại trong khởi nghiệp. “Hệ thống hiện nay khiến người trẻ chịu rủi ro tài chính quá lớn sau một lần thất bại. Nhưng Hàn Quốc thiếu các chương trình hỗ trợ tái khởi nghiệp hay tái tuyển dụng thực chất", chuyên gia Han Joseph từ Viện Phát triển Hàn Quốc nói.
Giáo sư Nam Jung-min tại Đại học Dankook kết luận: “Trách nhiệm đang bị phân tán giữa nhiều bộ ngành. Chúng ta cần một chính sách tổng thể, rõ ràng và hiệu quả hơn để vực dậy hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia".
Trong khi giới trẻ Trung Quốc đổ xô vào các startup AI, thanh niên Hàn Quốc lại dần xem khởi nghiệp như một lối thoát bất đắc dĩ. Một khảo sát mới công bố đã làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại Hàn Quốc.
Các nhà đầu tư tiền mã hóa đang đặt cược rằng hàng loạt chiến thắng chính sách được mong đợi từ lâu - dự kiến sẽ được thông qua vào tuần tới - có thể mở đường cho dòng vốn mới đổ vào lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.
Bitcoin đã vọt lên gần 112.000 USD vào cuối ngày thứ Tư 9/7 khi ngày càng nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm để tìm kiếm lợi nhuận, cùng với lực mua đều đặn từ các tổ chức tài chính, khi giới tài chính truyền thống dần chấp nhận đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới.
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có hơn 117 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID tính đến ngày 13/6/2025, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một CEO kiêm nhà sáng lập Startup cảnh báo, không ít người trung lưu đang liều lĩnh chạy theo hình ảnh hào nhoáng, vay nợ để "sống ảo", thay vì thực sự xây dựng tài sản lâu dài.
Trong khi giới trẻ Trung Quốc đổ xô vào các startup AI, thanh niên Hàn Quốc lại dần xem khởi nghiệp như một lối thoát bất đắc dĩ. Một khảo sát mới công bố đã làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại Hàn Quốc.
Các nhà đầu tư tiền mã hóa đang đặt cược rằng hàng loạt chiến thắng chính sách được mong đợi từ lâu - dự kiến sẽ được thông qua vào tuần tới - có thể mở đường cho dòng vốn mới đổ vào lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.
Bitcoin đã vọt lên gần 112.000 USD vào cuối ngày thứ Tư 9/7 khi ngày càng nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm để tìm kiếm lợi nhuận, cùng với lực mua đều đặn từ các tổ chức tài chính, khi giới tài chính truyền thống dần chấp nhận đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới.
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có hơn 117 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID tính đến ngày 13/6/2025, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một CEO kiêm nhà sáng lập Startup cảnh báo, không ít người trung lưu đang liều lĩnh chạy theo hình ảnh hào nhoáng, vay nợ để "sống ảo", thay vì thực sự xây dựng tài sản lâu dài.