Việt Nam – "Ngôi sao" đang lên giữa các thị trường mới nổi châu Á
Phương Đăng (theo NE Intellinews)
12/07/2025 1:31 PM (GMT+7)
Trong các cuộc thảo luận về những cường quốc kinh tế đang lên ở châu Á, Việt Nam từ lâu vẫn là cái tên ít được nhắc tới. Việt Nam dù âm thầm nhưng đầy tự tin khẳng định vị thế như một trong những thị trường mới nổi quan trọng nhất khu vực, BNE Intellinews đánh giá.
Với nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, danh tiếng ngày càng tăng như một trung tâm thân thiện với doanh nghiệp, nhu cầu năng lượng bùng nổ – đặc biệt trong lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) – và danh mục thương mại ngày càng đa dạng, Việt Nam giờ đây đã vươn mình thành "ngôi sao" đang lên giữa các thị trường mới nổi châu Á, theo BNE Intellinews - tờ báo kinh doanh có trụ sở tại Berlin bình luận.
Từ nền kinh tế nông nghiệp đến trung tâm sản xuất khu vực
Sự chuyển mình của Việt Nam trong ba thập kỷ qua là điều đáng kinh ngạc. Từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, Việt Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển dựa trên sản xuất, dịch vụ và xuất khẩu. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1/2007 đã đánh dấu bước ngoặt, đưa đất nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Giờ đây, Việt Nam đang gặt hái thành quả từ những quyết định chiến lược đó: tăng trưởng GDP ổn định, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ và lực lượng lao động trẻ ngày càng có kỹ năng.
Một trong những thành tựu nổi bật nhất gần đây là việc Việt Nam trở thành trung tâm thay thế cho sản xuất và khởi nghiệp ở châu Á. Trong bối cảnh chi phí gia tăng và căng thẳng địa chính trị khiến nhiều tập đoàn toàn cầu phải tìm kiếm lựa chọn ngoài Trung Quốc, Việt Nam nổi lên như điểm đến hàng đầu. Các tập đoàn lớn như Samsung, các nhà cung ứng của Apple và nhiều hãng ô tô đã mở rộng hoặc chuyển cơ sở sản xuất tới Việt Nam, nhờ vào chi phí thấp, sự ổn định chính trị tương đối và vị trí chiến lược nằm dọc các tuyến hàng hải trọng yếu của châu Á.
Chính phủ Việt Nam cũng tích cực cải thiện cơ sở hạ tầng để tăng sức hấp dẫn: các cảng được hiện đại hóa, hệ thống đường bộ và đường sắt được nâng cấp, và các khu công nghiệp tiếp tục mở rộng.
Hai trung tâm lớn – TP.HCM (trung tâm kinh tế) và Hà Nội (trung tâm chính trị) – giờ đây không chỉ đóng vai trò trụ cột kinh tế mà còn là nơi ươm mầm đổi mới sáng tạo, với hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển nhanh chóng.
Tham vọng năng lượng – LNG là cầu nối tới tương lai
Trong khi thúc đẩy năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời, Việt Nam cũng thể hiện một cách tiếp cận thực tế trong quá trình chuyển đổi năng lượng bằng cách coi LNG là nhiên liệu chuyển tiếp quan trọng để phục vụ tăng trưởng công nghiệp và đô thị. Trạm LNG đầu tiên của Việt Nam – đặt tại phía Nam – bắt đầu hoạt động từ năm 2023, đánh dấu bước ngoặt trong cục diện năng lượng quốc gia. Nhiều dự án trạm khí và nhà máy điện khí đang trong quá trình triển khai, khi chính phủ muốn rút dần khỏi nhiệt điện than và chuyển sang nguồn điện sạch hơn, ổn định hơn.
Chiến lược LNG của Việt Nam không chỉ giải quyết nhu cầu nội địa mà còn thể hiện sự sẵn sàng hội nhập vào chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu. Đây là cơ hội hợp tác với các nhà xuất khẩu năng lượng lớn như Mỹ, Qatar và Australia, đồng thời phù hợp với mục tiêu cắt giảm khí thải của các đối tác trong và ngoài khu vực.
Thương mại – động lực tăng trưởng toàn diện
Thương mại là một trong những trụ cột giúp Việt Nam khẳng định vị thế tại châu Á. Dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất, Việt Nam đã nỗ lực đa dạng hóa quan hệ kinh tế, trở thành thành viên của nhiều khối thương mại lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Các hiệp định này mở rộng khả năng tiếp cận thị trường tại châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ, thúc đẩy xuất khẩu và định vị Việt Nam như mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực.
Đặc biệt đáng chú ý là sự gia tăng trong quan hệ thương mại với phương Tây. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), có hiệu lực từ năm 2020, đã mở ra cánh cửa mới cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu, đồng thời thu hút đầu tư từ các công ty châu Âu. Bên cạnh đó, Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lòng tin của nhà đầu tư.
Quan hệ thương mại với Mỹ cũng ngày càng vững mạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, dệt may và nông sản.
Những thách thức phía trước
Dù kinh tế bùng nổ và ngành du lịch ghi nhận lượng khách kỷ lục (gần 11 triệu lượt trong 6 tháng đầu năm 2025), Việt Nam vẫn đối mặt với không ít thách thức: tình trạng tắc nghẽn hạ tầng ở một số khu vực, sự thiếu nhất quán trong quy định pháp lý và vấn đề bền vững môi trường vẫn đang được cải thiện. Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục chuyển dịch từ gia công, lắp ráp giá rẻ sang sản xuất và dịch vụ có giá trị cao hơn.
Tuy vậy, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021–2030 của chính phủ cho thấy giới hoạch định chính sách đã nhận thức rõ những vấn đề này và đang nỗ lực khắc phục.
Lợi thế dân số và sự linh hoạt địa chính trị
Với dân số 100 triệu người, phần lớn là người trẻ, thành thạo công nghệ và ngày càng sống ở đô thị, Việt Nam đang sở hữu một lợi thế dân số vàng. Tiêu dùng trong nước tăng trưởng nhanh, hệ sinh thái số ngày càng mở rộng, cho phép Việt Nam không chỉ sản xuất cho thế giới mà còn phát triển chính thị trường nội địa và ngành công nghệ của riêng mình.
Trong một thế giới đang tái định hình theo những thực tế địa chính trị mới, Việt Nam nổi bật nhờ sự linh hoạt và thực dụng. Chính sách đối ngoại cân bằng khéo léo giữa Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước ASEAN giúp Việt Nam tránh bị cuốn vào các cuộc đối đầu và xây dựng hình ảnh đối tác đáng tin cậy trong thương mại, đầu tư và ngoại giao.
Hành trình từ một quốc gia hậu chiến đến một nền kinh tế năng động của Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho giá trị của cải cách, hội nhập và tầm nhìn chiến lược. Tuy vẫn là một nền kinh tế đang phát triển, con đường phía trước còn nhiều thử thách, nhưng trong “dải ngân hà” các thị trường mới nổi ở châu Á, Việt Nam ngày càng tỏa sáng – và sẽ tiếp tục như thế.
Trung Quốc có ý định thúc đẩy cả "kết nối cứng" về cơ sở hạ tầng và "kết nối mềm" về tiêu chuẩn và quy định để đưa đường sắt cao tốc trở thành nền tảng thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường của quốc gia.
Trước làn sóng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và bất ổn địa chính trị toàn cầu, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng, ASEAN cần tăng tốc hội nhập kinh tế nội khối, nhằm tạo sức đề kháng tốt hơn trước các cú sốc bên ngoài.
Cục Thuế TP.HCM cảnh báo một số tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro cao, từ vi phạm hóa đơn đến địa chỉ kinh doanh không hợp lệ. Làm sao để hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp tuân thủ thuế và tránh gián đoạn hoạt động?
Một thương hiệu nước giải khát quảng cáo sản phẩm với nội dung: “Siêu phẩm Trà Lof Cascara từ trà xanh và vỏ cà phê - Chống oxy hóa mạnh mẽ”. Trước vấn đề này, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã có những thông tin liên quan.
Một thương hiệu thực phẩm chức năng mất 40% doanh thu chỉ trong hai tuần vì tin giả trên TikTok. Khi tài khoản giả mạo và clip cắt ghép tràn lan, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ danh tiếng. Làm sao để thương hiệu sống sót trong cơn bão tin giả?
Hôm 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế vào ngày 1/8 tới đối với 7 đối tác thương mại nhỏ của Mỹ. Ông cũng cảnh báo áp thuế tới 50% với Brazil là quốc gia có cân bằng thương mại tương đối với Mỹ. Mỹ tuyên bố thuế quan đang là nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
Trung Quốc có ý định thúc đẩy cả "kết nối cứng" về cơ sở hạ tầng và "kết nối mềm" về tiêu chuẩn và quy định để đưa đường sắt cao tốc trở thành nền tảng thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường của quốc gia.
Trước làn sóng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và bất ổn địa chính trị toàn cầu, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng, ASEAN cần tăng tốc hội nhập kinh tế nội khối, nhằm tạo sức đề kháng tốt hơn trước các cú sốc bên ngoài.
Cục Thuế TP.HCM cảnh báo một số tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro cao, từ vi phạm hóa đơn đến địa chỉ kinh doanh không hợp lệ. Làm sao để hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp tuân thủ thuế và tránh gián đoạn hoạt động?
Một thương hiệu nước giải khát quảng cáo sản phẩm với nội dung: “Siêu phẩm Trà Lof Cascara từ trà xanh và vỏ cà phê - Chống oxy hóa mạnh mẽ”. Trước vấn đề này, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã có những thông tin liên quan.
Một thương hiệu thực phẩm chức năng mất 40% doanh thu chỉ trong hai tuần vì tin giả trên TikTok. Khi tài khoản giả mạo và clip cắt ghép tràn lan, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ danh tiếng. Làm sao để thương hiệu sống sót trong cơn bão tin giả?
Hôm 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế vào ngày 1/8 tới đối với 7 đối tác thương mại nhỏ của Mỹ. Ông cũng cảnh báo áp thuế tới 50% với Brazil là quốc gia có cân bằng thương mại tương đối với Mỹ. Mỹ tuyên bố thuế quan đang là nguồn thu đáng kể cho ngân sách.