Theo cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của lục địa này trong tháng 8 đã tăng tới 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã vượt mức dự báo tăng 9% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện.
Theo CNBC, chỉ số lạm phát ở châu Âu đã lập kỷ lục tăng 9 tháng liên tiếp, bắt đầu từ tháng 11/2021. Trong tháng 7, tỷ lệ lạm phát của khu vực này là 8,9%.
Theo Eurostat, giá năng lượng tháng này vẫn tăng tới 38,3%, đóng góp nhiều nhất vào lạm phát toàn phần, mặc dù mức tăng này đã giảm nhẹ từ 39,6% trong tháng 7.
Ngoài ra, nhóm lương thực thực phẩm và đồ uống cũng tăng 10,6%, nhiều hơn gần 1% so với mức tăng 9,8% trong tháng 7. Một số mặt hàng khác như quần áo, thiết bị gia dụng hay ô tô đã tăng giá 5% so với năm ngoái và tăng 0,5% so với tháng trước. Cùng lúc đó giá dịch vụ cũng nhích lên khoảng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguyên nhân chính khiến cho chỉ số lạm phát tăng vọt trong tháng 8 được cho là vì châu Âu đang phải trải qua tình hình thời tiết nắng nóng và khô hạn bất thường.
Theo đó, tháng 8 vừa qua, chỉ số lạm phát tại Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Âu - đã đạt đỉnh 8,8%, cao nhất trong gần nửa thế kỷ. Một số nền kinh tế láng giềng của Đức như Pháp và Tây Ban Nha có chứng kiến sự dịu đi của lạm phát, nhưng con số vẫn chưa ở mức có thể chấp nhận.
Đặc biệt, các nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực này phải kể đến Estonia (25,2%), Lithuania (21,1%); và Latvia (920,8%). Ngược lại, Malta, Phần Lan và Pháp là 3 nước có mức lạm phát thấp nhất, với lạm phát tương ứng là 7,1% và 7,6% và 7,3%.
Đà leo thang chóng mặt của lạm phát diễn ra khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang phát tín hiệu về một đợt tăng lãi suất mạnh trong tháng 9.
ECB đã nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào hôm 21/7, đánh dấu đợt tăng đầu tiên sau 11 năm. Giới phân tích đang kỳ vọng ECB có thêm bước nhảy lãi suất tương tự hoặc 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp vào ngày 8/9.
“Một số thành viên ECB đang nghiêng về mức tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm. Mặc dù phải đánh đổi bằng sự giảm tốc của nền kinh tế, các ngân hàng trung ương chắc chắn sẽ không từ bỏ việc tăng lãi suất”, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu Peter Schaffrik của RBC Capital Markets phát biểu.
Ông Kenneth Wattret - trưởng bộ phận kinh tế học thuộc S&P Global Market Intelligence - cũng có ý kiến tương tự khi chia sẻ rằng triển vọng kinh tế châu Âu đang “khá là u ám”.
“Có vẻ như khu vực sử dụng đồng Euro đang rơi vào suy thoái. Điều cần nghiên cứu là suy thoái sẽ kéo dài trong bao lâu và làm thế nào để châu Âu chịu ít tổn thương nhất”, ông Wattret cho hay.
Ngoài ra, ông Wattret cũng cho rằng ECB đang phải "đuổi bắt" với lạm phát. “ECB đang chậm hơn nhiều so với lạm phát. Chỉ số này tăng nhanh bất thường và có khả năng duy trì xu hướng này trong ít nhất 6 tháng tới”, ông nhận định.
ECB đang chậm hơn nhiều so với lạm phát. Chỉ số này tăng nhanh bất thường và có khả năng duy trì xu hướng này trong ít nhất 6 tháng tới.
Ông Kenneth Wattret, trưởng bộ phận kinh tế học thuộc S&P Global Market Intelligence
Mới đây trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói rằng chống lạm phát đang là trọng tâm chính của các nước châu Âu.
“Thách thức chính mà tất cả chúng tôi phải đối mặt trong vài tuần và vài tháng tới là giảm mức lạm phát ở châu Âu”, ông Le Maire nói.
“Bởi vậy, ECB cần phải đưa ra những quyết định đúng đắn. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng họ sẽ đưa ra được quyết định đúng để có thể cứu vãn nền kinh tế châu Âu”, ông Le Maire bày tỏ quyết tâm.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.