Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành 100% công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Nhà máy điện LNG tại Long An với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD để GS Energy (Hàn Quốc) có thể khởi công xây dựng sớm.
Là đơn vị duy nhất nhập khẩu và kinh doanh khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Việt Nam, PV GAS hướng tới kinh doanh và phát triển các sản phẩm LNG mới như tiếp tục gói giải pháp năng lượng tối ưu với mô hình kinh doanh tích hợp LPG/CNG/LNG.
UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II với tổng công suất dự kiến 3.000 MW tại huyện Cần Giuộc.
Kho LNG Thị Vải tại thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sẽ đón thêm 70.000 tấn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) vào ngày 11/4/2024 để bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN phục vụ việc phát điện trong giai đoạn cao điểm nắng nóng hiện nay.
AG&P LNG, công ty hàng đầu về kho cảng và cơ sở hạ tầng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có trụ sở tại nước Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) với công nghiệp dầu khí hiện đại, vừa mua lại 49% cổ phần của kho cảng LNG Cái Mép tại Bà Rịa - Vũng Tàu của của công ty Hải Linh.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần sớm báo cáo Chính phủ để kiến nghị với Quốc hội có Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho việc triển khai các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi, đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII.
Việt Nam phải nhập khẩu 100% LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) để phục vụ các mục tiêu lớn trong phát triển điện khí nhưng mới chỉ có đúng 1 tổng kho là Kho LNG Thị Vải ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài ra, vẫn còn đó nhiều khó khăn về chính sách phát triển thị trường LNG.