Miến dong Bình Lư, đặc sản nổi tiếng với sợi miến dai, mềm, thơm ngon, là nón ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, mang đậm hương vị quê nhà.
Clip: Sản xuất miến dong Bình Lư (huyện Tam Đường, Lai Châu).
Nghề làm miến ở xã Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu đã gắn
bó với người dân ở đây từ lâu đời. Sợi Miến Bình Lư đến nay cũng dần trở thành thương
hiệu quen thuộc đối với khách hàng trên nhiều thị trường, giúp người nông dân
Bình Lư có đời sống khấm khá hơn.
Làm miến dong Bình Lư nhiều công phu
Nếu ai có dịp đến thăm cánh đồng Bình Lư dịp cuối năm, không
khó để bắt gặp hình ảnh những người nông dân bận rộn thu hoạch củ dong riềng, một
thứ củ làm nên món đặc sản thân quen trên mâm cơm ngày Tết của người Việt. Cứ
vào độ đầu Đông, khi cây dong riềng bắt đầu khô lá, là lúc bà con nhân dân xã
Bình Lư lại tất bật trên cánh đồng chuẩn bị cho một mùa làm miến dong. Và cứ mỗi
mùa miến dong đến, người dân Bình Lư lại thấy Tết đang tới gần.
Hàng năm, cứ vào độ tháng 10 âm lịch, người dân xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) lại tất bật vào vụ làm miến dong. Ảnh: Tuấn Hùng
Không ai biết củ dong riềng có mặt tại đất Bình Lư từ bao giờ,
nhưng từ khi còn nhỏ, chị Đặng Thanh Tâm đã thấy bố mẹ làm miến dong. Chị Tâm
cho biết củ dong cùng chị đi qua tuổi thơ và chị đã chứng kiến gia đình mình cùng nhiều
gia đình khác gặp khó khăn với nghề làm miến. “Mình nhớ ngày xưa còn xay bột bằng
cối, tất cả các công đoạn đều chế biến thủ công, khổ lắm. Củ dong ngày xưa cũng bé
lắm, năng suất lại thấp, nhiều người bỏ nghề vì làm xong thu nhập cũng không được
bao nhiêu”, chị Tâm nói.
Nhiều gia đình cũng giống như gia đình chị Tâm, trải qua
giai đoạn biến động về nhu cầu và giá cả của miến, cùng áp lực củ dong năng suất
thấp, nhiều gia đình đã bỏ nghề vì quá vất vả mà thu nhập lại “chẳng được là
bao”. Rồi đến khi Nhà nước cung cấp giống dong mới năng suất cao hơn, nhiều gia
đình đã phấn khởi quay lại với nghề. “Hồi Nhà nước giúp bà con thay giống mới
này, có những bụi dong to bằng cái mâm, năng suất cao nên bố mẹ mình lại phấn
khởi duy trì nghề làm miến”, chị Tâm nói.
Để làm nên thành phẩm miến dong là cả một quá trình vất vả với quy trình nghiêm ngặt của người nông dân ở Bình Lư. Kinh nghiệm gần 40 năm gắn bó với nghề làm miến dong, chị Tâm vừa thoăn thoắt
đôi tay bên phên miến vừa chia sẻ về quy trình làm miến: “Củ dong này trồng phải
mất gần 1 năm, sau khi thu hoạch về lại phải tranh thủ ngày nắng để nghiền bột,
phơi bột. Công đoạn làm miến thì có nhiều bước lắm, như gia đình tôi đến nay vẫn
làm hoàn toàn thủ công từ việc lọc bột, sau đó mới cho nước sôi vào nguấy và ủ
cho dẻo rồi mới cho vào ép sợi ra phên tre và phơi nắng, khi khô hẳn rồi mới
mang đi cắt và đóng túi”.
Sợi miến Bình Lư có màu trắng trong ánh xanh, chất lượng dẻo
thơm, có thể ngâm qua đêm không bị bở, nấu nhiều không bị nát, đặc biệt là
không thể lẫn với miến của những địa phương khác. Tất cả những điều đó là chắt
chiu bao công phu của người làm miến. “Mình phải canh những ngày nắng, như mùa
này không có nắng già, nhưng bột dong nghiền xong nếu không phơi thật khô bột sẽ
bị chua là hỏng. Khi làm miến nếu không căn được nhiệt độ nước và tỷ lệ nước với
bột thì sợi miến sẽ cứng quá hoặc nát, đây cũng là một bí quyết giữ nghề của
gia đình tôi”, chị Tâm chia sẻ.
Sợi miến Bình Lư có màu trắng trong, ánh xanh, chất lượng dẻo thơm, có thể ngâm qua đêm không bị bở, nấu nhiều không bị nát, đặc biệt là không thể lẫn với miến của những địa phương khác. Ảnh: Tuấn Hùng
Miến dong Bình Lư, cây chủ lực phát triển kinh tế
Dịp gần Tết, nhu cầu sử dụng miến dong tăng cao, làng nghề Bình Lư không chỉ cung cấp miến cho nhiều thị trường mà còn
cung cấp bột dong cho nhiều đơn vị sản xuất miến ở các địa phương khác.
Cỗ máy nghiền bột bán tự động của gia đình anh Đăng Xuân Trường thời điểm này “xình xịch” suốt ngày đêm để nghiền bột cho bà con. Anh Trường
cho biết: “Trên địa bàn thì tôi vừa làm vừa xát thuê cho bà con, không kể cả ngày lẫn
đêm. Nếu bà con đến xát và muốn bán bột tại xưởng, tôi đều thu mua lại và bán
vào làng nghề tại địa phương và chở vào các đầu mối ở các tỉnh vùng Hưng Yên,
Hà Tây…”.
Khi những tia nắng cuối cùng trong ngày đang yếu ớt chuyển dần sang ánh
tím, là lúc mẻ dong mới nghiền hôm nay của gia đình anh Đặng Quang Hưng vừa
xong. Anh Hưng vừa tranh thủ xúc bột cho vào bao vừa nói: “Từ đầu mùa đến nay,
gia đình tôi không làm miến, chỉ tranh thủ đến từng vườn dong để thu mua củ rồi
mang về đây nghiền bột. Củ dong năm nay không được đạt cho lắm nhưng giá lại
cao, nên càng trở nên khan hiếm hơn, chúng tôi phải đi gom về, vừa để tích trữ
cho gia đình sản xuất miến, vừa để bán bột cho các làng nghề ở dưới xuôi tăng
thêm thu nhập”.
Gia đình anh Hưng cũng là một trong những hộ có hàng chục
năm gắn bó với nghề miến dong, hiểu được sự “khó tính” của củ dong và biến động giá
cả của thị trường nên nghề sản xuất bột dong và làm miến đã đã giúp cho gia
đình anh có cuộc sống khấm khá hơn. “Mấy năm nay vừa bán bột vừa sản xuất miến,
trừ hết chi phí đi gia đình tôi cũng bỏ ra được khoảng 200-300 triệu”, anh Hưng
chia sẻ.
Nghề làm miến dong Bình Lư đã mang lại nguồn thu nhập rất khá cho nhiều hộ dân ở xã Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ảnh: Tuấn Hùng
Anh Hưng vui vẻ nói tiếp, “sở dĩ nói củ dong “khó tính” bởi
nó ưa đất mới, nên năm nay trồng sắn, năm sau trồng dong chắc chắn củ sẽ rất đạt,
và đặc biệt là nó không ưa đất ẩm, nó ưa trời nắng”. Và ở làng nghề miến dong
Bình Lư, không chỉ có gia đình chị Tâm, anh Trường, anh Hưng, mà còn nhiều hộ
gia đình khác cũng hiểu sự khó tính của củ dong để gắn bó với nghề miến.
Hoàng hôn xuống, chúng tôi chia tay với cánh đồng Bình Lư. Đứng
trên quốc lộ 4D nhìn xuống, chúng tôi không còn đếm được có bao nhiêu ngôi nhà
cao tầng trong đó. Củ dong, một thứ cây cứu đói năm nào,
nay đã thành cây chủ lực giúp người nông dân Bình Lư thực sự làm giàu từ màu mỡ
của quê hương.
Hát ống - nghệ thuật truyền thống độc đáo, được người dân vùng cao Lai Châu gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ bằng cách kết hợp truyền dạy, sáng tạo và quảng bá rộng rãi đến công chúng.
Những câu hát, làn điệu dân ca dân tộc Lào đang được người dân ở bản Hào Nghè (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu) bảo tồn và phát huy thông qua hoạt động biểu diễn của đội văn nghệ bản trong dịp lễ hội, Tết...
Trở lại Hô Tra (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của bản làng nơi đây; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông ở Hô Tra đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đáng mừng.
Năm 2024 khép lại, tuy chưa đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã nhưng Pắc Ta (huyện Tân Uyên, Lai Châu) đã "cập bến" thành công với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Hàng Việt đã dần chiếm lĩnh lòng tin của bà con huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Tại phiên chợ cuối năm trên vùng cao Sìn Hồ, hình ảnh người dân chọn lựa những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đã trở nên phổ biến, từ gói mì, chai dầu ăn, đến vật tư nông nghiệp… đều được người dân tin dùng.
Phát biểu tại buổi đến thăm và chúc Tết Công ty Điện lực Lai Châu, ông Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị Công ty Điện lực Lai Châu cần cử cán bộ kỹ thuật trực 24/24 giờ, bảo đảm lưới điện phục vụ nhân dân vui Xuân mới.
Hát ống - nghệ thuật truyền thống độc đáo, được người dân vùng cao Lai Châu gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ bằng cách kết hợp truyền dạy, sáng tạo và quảng bá rộng rãi đến công chúng.
Những câu hát, làn điệu dân ca dân tộc Lào đang được người dân ở bản Hào Nghè (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu) bảo tồn và phát huy thông qua hoạt động biểu diễn của đội văn nghệ bản trong dịp lễ hội, Tết...
Trở lại Hô Tra (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của bản làng nơi đây; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông ở Hô Tra đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đáng mừng.
Năm 2024 khép lại, tuy chưa đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã nhưng Pắc Ta (huyện Tân Uyên, Lai Châu) đã "cập bến" thành công với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Hàng Việt đã dần chiếm lĩnh lòng tin của bà con huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Tại phiên chợ cuối năm trên vùng cao Sìn Hồ, hình ảnh người dân chọn lựa những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đã trở nên phổ biến, từ gói mì, chai dầu ăn, đến vật tư nông nghiệp… đều được người dân tin dùng.
Phát biểu tại buổi đến thăm và chúc Tết Công ty Điện lực Lai Châu, ông Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị Công ty Điện lực Lai Châu cần cử cán bộ kỹ thuật trực 24/24 giờ, bảo đảm lưới điện phục vụ nhân dân vui Xuân mới.