Xã Độc Lập nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 15km. Vốn là xã 135 duy nhất của thành phố, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, bởi vậy đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, cái nghèo cứ mãi đeo bám.
Những năm gần đây, mô hình nuôi dê sinh sản đã được địa phương triển khai thực hiện. Các dự án được kết hợp triển khai, hỗ trợ vốn ban đầu đã giúp người dân tận dụng diện tích canh tác, nguồn thức ăn sẵn có để tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.
Trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Toàn ở xóm Sòng, xã Độc Lập chỉ biết làm ruộng, năng suất bấp bênh, thu nhập thì thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Vì vậy, nhiều năm gia đình anh luôn nằm trong danh sách hộ nghèo của xã.
Cách đây khoảng 3 năm về trước, anh Toàn được nhà nước hỗ trợ 5 con dê giống. Sau một thời gian chăm sóc, đàn dê sinh trưởng và phát triển tốt. Số lượng đàn dê của anh Toàn mỗi năm một tăng dần. Hiện nay, đàn dê của anh phát triển lên 9 con.
Theo anh Toàn, nuôi dê ít tốn công chăm sóc, diện tích chuồng trại không lớn. Nguồn thức ăn chủ yếu của dê là các loại lá cây, cỏ, … là những nguồn dễ kiếm trong tự nhiên nên không phải tốn chi phí tiền mua thức ăn.
"Kể từ ngày được hỗ trợ đàn dê, có vốn phát triển kinh tế, gia đình tôi đã vươn lên thoát được nghèo; xây dựng được nhà cửa khang trang", anh Toàn phấn khởi nói.
Nuôi dê sinh sản phù hợp với hộ nghèo miền núi
Tương tự, chị Nguyễn Thị Thu Phương ở xóm Sòng, xã Độc Lập, cũng được nhà nước hỗ trợ 5 con dê sinh sản, đồng thời được hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh, đàn dê của gia đình luôn phát triển khỏe mạnh, ít bị bệnh. Nhờ chịu khó chăm sóc, đàn dê của gia đình chị phát triển rất nhanh, từ 5 con dê ban đầu, đến nay đàn dê đã lên tới 14 con.
"Nhờ mô hình nuôi dê sinh sản đã tạo động lực giúp những hộ nghèo như gia đình tôi vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định", chị Phương bộc bạch.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Độc Lập cho biết, mô hình nuôi dê sinh sản đang giúp nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
So với các loài động vật khác thì nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thức ăn của dê là cỏ, lá cây các loại và phụ phẩm nông nghiệp nên dễ tìm nguồn thức ăn ngoài tự nhiên và dê cũng ít bị bệnh. Hơn nữa, thịt dê có thị trường tiêu thụ rộng, nên chăn nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao, ổn định.
"Hiện nay, trên địa bàn xã có rất nhiều hộ chăn nuôi dê sinh sản, trong đó Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Độc Lập đang có 50 hộ. Nhiều hộ gia đình chăn nuôi tốt đã có khoảng vài chục con dê để làm vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo", Chủ tịch Hội Nông dân xã Độc Lập thông tin.
Sau 5 năm nuôi dúi, chị Quàng Thị Mến (SN 1988) ở bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có của ăn, của để. Chị Mến cũng là người sáng tạo sáng tạo ra "công thức" cho đám dúi ăn cơm, trộn với bột ngô và bột tre.
Mạnh dạn lên núi trồng hơn 3 vạn cây đu đủ đực, anh nông dân ở Hòa Bình đã làm thành công sản phẩm trà hoa đu đủ đực, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.
Thu về gần 500 triệu đồng/năm từ trang trại nuôi ong và trồng nhãn, chàng thanh niên Đỗ Văn Hảo, bản Hát Sét, xã Chiềng Cang (Sông Mã, Sơn La) là tấm gương để nhiều bản trẻ noi theo.
Những năm qua, nhờ sử dụng vốn vay Agribank Mường La, tỉnh Sơn La đúng mục đích, hiệu quả nên nhiều hộ dân đã có điều kiện mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập.
Xây dựng thành công mô hình nuôi hàng vạn con gà Lạc Thủy - giống gà đặc hữu cho chất lượng thịt thơm ngon, một nông dân ở Hòa Bình có doanh thu cả tỷ đồng.
Tại chương trình gala "Nông dân Sơn La với chuyển đổi số", chuyên gia đã hiến kế giúp Sơn La thực hiện hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Sau 5 năm nuôi dúi, chị Quàng Thị Mến (SN 1988) ở bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có của ăn, của để. Chị Mến cũng là người sáng tạo sáng tạo ra "công thức" cho đám dúi ăn cơm, trộn với bột ngô và bột tre.
Mạnh dạn lên núi trồng hơn 3 vạn cây đu đủ đực, anh nông dân ở Hòa Bình đã làm thành công sản phẩm trà hoa đu đủ đực, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.
Thu về gần 500 triệu đồng/năm từ trang trại nuôi ong và trồng nhãn, chàng thanh niên Đỗ Văn Hảo, bản Hát Sét, xã Chiềng Cang (Sông Mã, Sơn La) là tấm gương để nhiều bản trẻ noi theo.
Những năm qua, nhờ sử dụng vốn vay Agribank Mường La, tỉnh Sơn La đúng mục đích, hiệu quả nên nhiều hộ dân đã có điều kiện mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập.
Xây dựng thành công mô hình nuôi hàng vạn con gà Lạc Thủy - giống gà đặc hữu cho chất lượng thịt thơm ngon, một nông dân ở Hòa Bình có doanh thu cả tỷ đồng.
Tại chương trình gala "Nông dân Sơn La với chuyển đổi số", chuyên gia đã hiến kế giúp Sơn La thực hiện hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.