Toàn cảnh ga Đà Lạt ở phía trước
Bên cạnh ga Hải Phòng, ga Đà Lạt được xem là nhà ga cổ nhất Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành năm 1938 bởi nhà thầu khoán là ông Võ Đình Dung cùng 2 kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron, ga Đà Lạt được đánh giá là nhà ga có thiết kế đẹp nhất thời bấy giờ.
Ga Đà Lạt được xếp hạng di tích Quốc gia năm 2001
Phía sau ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt nhìn từ đường phía đường Quang Trung, TP Đà Lạt
Không những thế, ga Đà Lạt còn là nơi duy nhất có đầu máy và đường sắt răng cưa tại châu Á. Trên thế giới lúc bấy giờ, chỉ Thụy Sĩ và Việt Nam là có đầu máy và đường sắt răng cưa. Lý giải cho điều này là bởi đường sắt lên Đà Lạt có độ dốc lên tới 12%, đoạn đường sắt răng cưa dài 16 km là để đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu.
Đoạn đường ray răng cưa còn lại ở ga Đà Lạt
Đầu máy hơi nước tại ga Đà Lạt
Đầu kéo mang số hiệu 131-428
Động cơ bên trong đầu kéo
Khi ấy, ga Đà Lạt nằm trong tuyến đường sắt kết nối với Phan Rang, dài 84 km. Dọc theo tuyến đường sắt có 12 nhà ga, hằng ngày có 3 chuyến tàu lăn bánh lên Đà Lạt, gồm: Sài Gòn – Tháp Chàm – Đà Lạt, Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang và Tháp Chàm – Đà Lạt.
Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam năm 1954, tuyến đường sắt này vẫn được duy trì hoạt động. Về sau, do chiến tranh tàn phá, năm 1972, tuyến đường sắt này gần như bị phá hủy hoàn toàn.
Mặt đồng hồ phía trước nhà ga ghi lại thời gian bác sĩ Alexandre Yersin tìm thấy Đà Lạt
Kiến trúc nhà ga được thiết kế mang dáng dấp nhà rông
Toàn cảnh bên trong nhà ga cổ nhất Việt Nam
Cảm hứng thiết kế từ phương Tây kết hợp với nhà rông Tây Nguyên
Phòng bán vé
Các công trình thuộc nhà ga cổ nhất Việt Nam vẫn giữ được gần như nguyên vẹn
Ga Đà Lạt gây ấn tượng mạnh với thiết kế mang nhiều ý nghĩa. Nhà ga được thiết kế theo kiểu phương Tây pha trộn vài nét đặc trưng của nhà rông Tây Nguyên với mái cao và dốc dài 66,5 m, ngang 11,4 m, cao 11 m. Nhà ga có 3 chóp nhọn tượng trưng cho núi Langbiang – đỉnh núi cao nhất vùng. Phía trước nhà ga còn có mặt đồng hồ to ghi lại thời điểm mà bác sĩ Alexandre Yersin đã phát hiện ra Đà Lạt.
Khu nghỉ chân dành cho khách đợi tàu
Cửa ra
Phòng của Phó Trưởng ga và nơi gửi điện tín
Khi đó, mỗi chuyến tàu lên Đà Lạt ngoài chở hàng hóa còn có 3 toa chở khách. Ba toa chở khách này được phân thành 3 hạng khác nhau.
Kể từ khi ga Đà Lạt hoàn thành, số lượng khách du lịch đến thành phố này nghỉ dưỡng ngày càng nhiều.
Phòng bán vé hành lý và vé hạng ba
Phòng chờ cho khách hạng ba
Hiện tại, ga Đà Lạt là điểm đến của rất nhiều khách du lịch khi tới thăm thành phố này. Mỗi ngày, ga Đà Lạt vẫn vận hành 4 chuyến đến ga Trại Mát để phục vụ khách du lịch, giá vé dao động từ 88.000 đồng đến 150.000 đồng, tùy vào hạng ghế.
Rất đông du khách đến ga Đà Lạt để tham quan, trải nghiệm đi tàu tại nhà ga cổ nhất Việt Nam
Du khách đang đợi tàu
Theo Người Lao Động
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.
Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?
Đà Lạt vẫn được biết đến với những món lẩu nổi tiếng như lẩu gà lá é, lẩu hoa atiso, lẩu gầu bò, thế nhưng còn một món lẩu nữa cũng được người dân Đà Lạt yêu thích và lựa chọn trong nhiều bữa tiệc, đó là lẩu cá tầm.
Mỗi độ thu về, có một người bỗng nhớ Hà Nội, quê ngoại yêu dấu của mình da diết. Mới đấy đã bốn mươi năm. Thuở ấu thơ, cô không bao giờ quên những lần về quê theo chân ông ngoại ra phố chơi, sà vào gánh hàng rong lạ lẫm, thưởng thức món cốm Vòng hương thơm ngọt dịu, thanh tao.
Từ xưa, có một loại rau rừng, rau dại mọc hoang đã gắn bó bền chặt với vùng Đồng Tháp Mười phèn chua, nước mặn là rau choại. Loại rau rừng, rau dại này là nguồn thức ăn chủ yếu của các chiến sĩ cách mạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.