Thứ bảy, 04/05/2024

Nghịch lý đơn hàng ngoại tới tấp, doanh nghiệp không dám nhận

19/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Chi phí container tăng gấp 5 - 7 lần, thêm thời gian vận chuyển hàng đường biển kéo dài lên đến vài tháng khiến doanh nghiệp không dám nhận đơn của các doanh nghiệp ngoại.

Có một nghịch lý đang diễn ra là đơn do các doanh nghiệp ngoại đặt hàng doanh nghiệp Việt ở thời điểm này rất nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết họ không dám nhận.

Đơn hàng tới tấp nhưng không dám nhận

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, cho biết thời điểm này các doanh nghiệp trong ngành gỗ có rất nhiều đơn hàng nhưng khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề logistics.

Theo ông Phương, đặc thù của ngành gỗ là hàng nội thất có kích cỡ lớn. Do đó, cần nhiều container mà hiện giá container lại rất cao. Chi phí cao quá, lại thiếu container trong khi khách chưa lấy hàng khiến tồn kho tăng cao, doanh nghiệp thiếu dòng tiền.

"Vì vậy, nhiều doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng trong lúc này", ông Phương cho biết.

Đơn hàng ngoại tới tấp nhưng doanh nghiệp không dám nhận, vì sao? - Ảnh 1.

Chi phí container tăng gấp 5-7 lần khiến doanh nghiệp Việt không dám nhận đơn hàng. Ảnh: Hồng Phúc.

Tương tự, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết thêm, thời điểm này các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang tất bật sản xuất hàng Tết cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Song song đó, đơn hàng các doanh nghiệp ngoại đặt rất nhiều. Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn không thể vui vì chi phí logistics quá cao.

"Trước đây, container đi Hoa Kỳ chỉ 2.000 USD nhưng giờ là 10.000-15.000 USD. Chi phí này làm đôn giá thành khủng khiếp. Vì logistics mà nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận mất bạn hàng", bà Chi nói.

Không chỉ vậy, theo bà, đặc thù của các sản phẩm trong ngành lương thực thực phẩm có hạn sử dụng chỉ từ hơn 1 năm. Nhưng thời gian tìm container và vận chuyển tăng gấp 3 lần so với trước đây. Mỗi chuyến như vậy hiện mất khoảng 3 tháng, khiến sản phẩm rút ngắn tuổi đời nên các doanh nghiệp không dám nhận đơn.

Ông Huỳnh Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM, xác nhận chi phí vận tải biển đã tăng hơn 10 lần trong 2 năm qua, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao.

"Các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi đã cố gắng giữ không tăng giá trong thời gian qua nhưng do chỉ chiếm một công đoạn nhỏ trong toàn bộ quá trình xuất khẩu nên chi phí tổng thể vẫn tăng", ông Cường nói.

Cần hạ chi phí logistics

Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM Huỳnh Văn Cường đánh giá Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi toàn cầu, do đó, không thể thoát khỏi việc ngành logistics ảnh hưởng nặng nề thời gian qua, nhất là gặp thêm tác động của Covid-19.

Đơn hàng ngoại tới tấp nhưng doanh nghiệp không dám nhận, vì sao? - Ảnh 2.

Lãnh đạo Hiệp hội Logistics TP.HCM cho rằng cần có cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước dẫn dắt thị trường. Ảnh: VGP.

Theo ông, Việt Nam cần tạo cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước dẫn dắt thị trường. Cụ thể, tạo cơ chế hình thành mạng lưới các doanh nghiệp logistics lớn và có cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp này phát huy vai trò dẫn dắt thị trường, giảm chi phí logistics giúp ngành logistics Việt Nam phát triển, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và hàng hoá Việt Nam.

"Cần thẳng thắn nhìn nhận các công ty logistics tại Việt Nam mới chỉ cung cấp các dịch vụ phổ thông cơ bản. 65% và 73% hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện bởi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hầu hết các gói logistics đều được chỉ định từ các gói thầu quốc tế và đương nhiên miếng bánh còn lại trong nước chỉ là một phân đoạn nhỏ trong chuỗi cung ứng", ông Cường nói.

Ông nói thêm nhìn lại cách các công ty logistics của châu Á phát triển, tuy không phải hoàn toàn nhưng phần lớn công ty sản xuất sẽ ưu tiên công ty logistics quốc gia. Như vậy, chính phủ cần khoanh vùng các công ty sản xuất được xác định là mũi nhọn của quốc gia, định hướng ưu tiên hợp tác với các công ty logistics đầu ngành Việt Nam.

Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu của Sở Công Thương TP.HCM cho biết Sở đang xây dựng đề án phát triển logistics của TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Chiến lược của đề án là phát triển cụm ngành logistics, chú trọng quy hoạch lại hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng logistics, tăng kết nối từ vùng sản xuất đến vùng xuất khẩu, đưa TP thành trung tâm dịch vụ xuất khẩu của vùng. Đề án sẽ phần nào giải quyết các khó khăn về logistics cho doanh nghiệp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5/2024. Chức danh của ông là quyền Tổng Giám đốc.

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, sức mua các loại nước giải khát, nước ép giải nhiệt tăng mạnh. Dừa tươi đang tăng giá sốc, người bán cũng đau đầu vì không có hàng để bán, xuất khẩu.

Điệp khúc lỗ kéo dài tại HAGL Agrico

Điệp khúc lỗ kéo dài tại HAGL Agrico

Quý 1/2024, HAGL Agrico tiếp tục báo lỗ với mức thua lỗ thu hẹp hơn một nửa so với cùng kỳ. Gánh nợ vẫn nặng nề, nhưng chủ nợ lớn nhất lại không phải là ngân hàng.

Hyundai, Kia triệu hồi xe điện ở Singapore

Hyundai, Kia triệu hồi xe điện ở Singapore

Hai hãng Hyundai và Kia của Hàn Quốc phải triệu hồi 814 xe điện tại Singapore do có vấn đề với hệ thống sạc.

Những hành động từ trái tim đến trái tim

Những hành động từ trái tim đến trái tim

Tập đoàn TTC phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Quận Tân Bình và Phòng khám đa khoa DHA Healthcare tổ chức chương trình hiến máu tự nguyện "Niềm vui từ lòng nhân ái" lần thứ 13 năm 2024 vào ngày 3/5, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu máu điều trị cho nhiều người bệnh tại các bệnh viện ở TP.HCM.

TP.HCM có mưa chuyển mùa, có nơi mưa hơn 20 phút

TP.HCM có mưa chuyển mùa, có nơi mưa hơn 20 phút

Hôm nay một số địa phương ở TP.HCM có mưa chuyển mùa. Tại huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi mưa tương đối lớn, kéo dài hơn 20 phút.