Tổng Cục thống kê công bố kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 gồm thu nhập, chi tiêu, nhân khẩu học, giáo dục, y tế, việc làm, đồ dùng lâu bền, nhà ở, điện, nước, tiếp cận các chương trình an sinh xã hội…
Về thu nhập bình quân người/tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021.
Theo Tổng Cục thống kê, sau hai năm bị tác động của dịch COVID-19 (2019-2020) thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp nhưng năm 2022 thu nhập bình quân người/tháng đã quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.
Ở khu vực thành thị thu nhập bình quân người/ tháng đạt gần 5,95 triệu đồng (tăng 10,4 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).
Trong sáu vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân người/ tháng cao nhất là 6,33 triệu đồng. Vùng có thu nhập bình quân thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).
Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất ) có thu nhập bình quân người/tháng đạt 10,23 triệu đồng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất).
Kết quả khảo sát cho thấy năm 2022 chi tiêu bình quân người/tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Nguyên nhân do dịch COVID-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là ở khu vực thành thị.
Cụ thể, ở thành thị chi tiêu bình quân người/tháng là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), khu vực nông thôn gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020).
Bên cạnh đó, chi cho đời sống chiếm 95,5% tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình.
Cụ thể, năm 2022 chi cho đời sống bình quân người/tháng là 2,7 triệu đồng, trong đó chi cho ăn uống bình quân người/tháng xấp xỉ 1,3 triệu đồng và không phải ăn uống là 1,4 triệu đồng.
Tiêu dùng gạo và lương thực quy gạo tiếp tục giảm trong năm 2022. Lượng gạo tiêu thụ bình quân người/tháng còn 6,9 kg, giảm 0,7 kg so với năm 2020.
Lượng tiêu thụ thịt các loại có xu hướng tăng qua các năm, từ 2,3 kg/người/tháng năm 2020 lên 2,6 kg/người/tháng năm 2022.
Tiêu thụ rau xanh tăng từ 1,7 kg/người/tháng năm 2020 lên 1,9 kg/người/tháng năm 2022.
Lượng tiêu thụ rượu bia, đồ uống khác như nước có ga, nước ngọt… có dấu hiệu giảm trong năm 2022.
Cụ thể năm 2020 tiêu thụ rượu bia từ 1,3 lít/người/tháng, đến năm 2022 còn 1,2 lít; đồ uống khác năm 2020 từ 2,3 lít/người/tháng đến năm 2022 giảm còn 2,1 lít/người/tháng.
Tổng Cục thống kê nhận định, do ảnh hưởng dịch COVID-19 năm 2022 kinh tế - xã hội trong nước phục hồi vào sáu tháng cuối năm. Người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, thay đổi hành vi tiêu dùng do giá hàng hóa, giá xăng dầu tăng...
Sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao. Vì vậy các chính sách phục hồi sau dịch cần hướng vào vào nhóm người yếu thế hơn trong xã hội.
Hộ gia đình giàu nhất giảm chi tiêu
Đáng chú ý chi tiêu đời sống bình quân/người/tháng ở các hộ nhóm nghèo nhất gần 1,3 triệu đồng.
Trong khi đó, chi tiêu đời sống bình quân/người/tháng ở các hộ nhóm giàu nhất gần 4,1 triệu đồng nhưng đã giảm mạnh so với năm 2020 là 5,7 triệu đồng.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.