Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, việc phát triển nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa đạt được kỳ vọng.
4 dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, xây dựng lại chung cư cũ tại TP.HCM với quy mô hơn 3.000 căn sẽ được động thổ, khởi công trước dịp lễ 30/4.
Nhà ở giá phù hợp với thu nhập của người có thu nhập trung bình thấp và người có thu nhập thấp đô thị - là loại nhà “không phải là nhà ở xã hội” và cũng không phải là “nhà ở thương mại” theo cách hiểu thông thường. Mô hình nhà này vừa được kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ gỡ các vướng mắc để phát triển.
Những khó khăn trong việc tìm kiếm quỹ đất, thời gian làm thủ tục pháp lý, chi phí xây dựng… đã làm hạn chế nguồn cung sản phẩm, từ đó đẩy giá nhà ở tại TP.HCM liên tục leo thang.
Từ nay đến năm 2023, Bình Dương sẽ xây dựng thêm 20.000 căn hộ nhà ở xã hội với diện tích và giá bán đa dạng hơn. Để nhu cầu về nhà ở của người lao động có thu nhập thấp được đảm bảo, ngành chức năng tỉnh Bình Dương sẽ kiểm soát chặt đối tượng mua bán.
Tại cuộc họp kinh tế xã hội quý 1/2022 chiều 5/4, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã nhấn mạnh đến những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.
Khi triển khai dự án Nhà ở xã hội (NƠXH) chủ đầu tư và người mua nhà nhận được nhiều ưu đãi về tiền sử dụng đất, vốn vay lãi suất thấp… Thế nhưng chủ đầu tư, người mua chịu nhiều ràng buộc như 5 năm mới được phép chuyển nhượng, chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận.
Vài năm trở lại đây thị trường BĐS TP.HCM giảm hẳn nguồn cung, các doanh nghiệp hàng đầu về đầu tư BĐS của TP đã đi “đánh bắt xa bờ” với những dự án đình đám.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định bắt buộc dành quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án thực sự không linh hoạt, khó khả thi trong thực tiễn kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp tự thương lượng giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch và tự bỏ vốn (kể cả vay với lãi suất thương mại) để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội. Nhưng do vướng mắc chủ yếu trong khâu thực thi pháp luật nên một số dự án bị ách tắc chưa thể triển khai thực hiện được…