Ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, đơn vị này vừa gửi công văn tới Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị phối hợp làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang nước này.
Theo ông Nam, sau 1 tháng Lệnh 248 (Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu) và Lệnh 249 (Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu) của Trung Quốc có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã gặp một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Cụ thể, một số doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký với Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/11/2021 theo hướng dẫn tại Công hàm số 353 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay do chưa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã nên các doanh nghiệp chưa thể xuất được hàng. Thậm chí nhiều lô hàng (cà phê, hạt điều…) đã có tờ khai hải quan trước ngày 1/1/2022 nhưng phải nằm chờ tại cảng.
Ngoài ra, có một số doanh nghiệp đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã, nhưng chưa chính xác về mã số doanh nghiệp, hoặc mã số sản phẩm. Thêm vào đó, có 7 mã sản phẩm không thuộc thẩm quyền quản lý của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mà thuộc Cục Thú y (Bộ NN&PTNT).
Để đảm bảo không làm gián đoạn thương mại nông sản giữa hai nước, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để đẩy nhanh việc cấp mã sản phẩm đối với các doanh nghiệp của Việt Nam và có giải pháp xử lý các vướng mắc; đồng thời đề nghị cấp lại mật khẩu đăng nhập vào trang quản lý hồ sơ cho doanh nghiệp và mật khẩu cho cơ quan thẩm quyền của Việt Nam là Cục Thú y.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.