Thứ hai, 25/11/2024

Nhiều nhóm hàng hóa tăng giá

03/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Theo Cục Thống kê TP.HCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,22% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng tính CPI chỉ có nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm. 9 nhóm hàng còn lại chỉ số giá đều tăng so với tháng trước.

Cụ thể, chỉ số giá nhóm giao thông tăng cao nhất 2,20%, với nhóm nhiên liệu tăng 5,09% sau ba lần điều chỉnh giá bán xăng dầu ngày 4,11 và 23-5.

Tăng cao thứ hai là chỉ số giá nhóm đồ dùng và gia đình; nhóm bưu chính viễn thông với mức 0,18%.

Chỉ số giá nhóm may mặc mũ nón và giày dép tăng cao thứ ba với mức 0,08%.

Tháng 5, nhiều nhóm hàng hóa tăng giá - Ảnh 1.

Tăng cao nhất trong nhóm thực phẩm là dầu mỡ ăn và chất béo khác với 3,56%.

Tăng cao thứ ba là chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình) với 0,03%, trong đó nhóm lương thực tăng cao nhất 1,29% với giá gạo tăng cao 1,75%; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%.

Riêng nhóm thực phẩm giảm 0,24%, mức giảm thấp nhất là nhóm rau tươi, khô và chế biến với 1,40%, nhóm thịt gia súc giảm 1,16% do nguồn cung dồi dào.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,003%, trong đó tăng cao nhất là điện sinh hoạt tăng 1,73%; nhóm vật liệu và bảo dưỡng nhà tăng 1,19% do ảnh hưởng của giá vật liệu xây dựng, chi phí vận chuyển tăng.

CPI tháng 5-2022 tăng 2,30% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022 CPI tăng 1,85% so với cùng kỳ.

Cũng theo Cục Thống kê TP.HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 năm ước đạt 96.281 tỉ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ.

Chiếm 60% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 57.757 tỉ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 13,8% so với cùng kỳ.

Hầu như doanh thu các nhóm ngành hàng đều tăng so với tháng trước. Các ngành có tỷ trọng cao như lương thực, thực phẩm chiếm 18,4%, tăng 4,6%; đồ dùng, dụng cụ, xăng dầu các loại chiếm 11,9% tăng 7,8%...

Chỉ có doanh thu nhóm ô tô các loại giảm 1,2% do đây là tháng cuối thực hiện chương trình giảm 50% lệ phí trước bạ nên người dân phần lớn đặt mua xe ô tô vào các tháng trước.

Chiếm 8,3% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 8.028 tỉ đồng, tăng 6,4% so với tháng trước và tăng 64,5% so với cùng kỳ.

Trong đó, doanh thu hoạt động ăn uống tăng 6,2% so với tháng trước và ngành lưu trú tăng 8%.

Theo đánh giá của Cục Thống kê TP.HCM, lượng khách đến Việt Nam tăng dần sau khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa cho khách quốc tế từ giữa tháng 3.

Du lịch, lữ hành tháng 5 ước đạt 649 tỉ đồng tăng hơn hai lần so với cùng kỳ. Trong tháng có sự kiện Ngày hội du lịch thu hút hàng ngàn lượt tham quan, mua tour.

Ước tính 5 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 456.153 tỉ đồng, tăng 0,6% so với cùng kỳ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.