Hà Nội vào mua thu cũng là thời điểm đẹp nhất trong năm, với những hàng hoa rong đủ sắc màu, những chùm hoa giấy, hoa xử quân tử đua nhau khoe sắc. Chả thế mà CNN đã ca ngợi Hà Nội như một trong những điểm đến lãng mạn hàng đầu thế giới của mùa Thu.
Điều thú vị hơn mùa thu cũng là mùa mà nhiều món quà vặt, sáng và chiều được người Hà Nội làm nhiều hơn cả. Đặc biệt có những món quà trở thành đặc sản, nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài. Dưới đây là những quà vặt của Hà Nội mà du khách nên thử khi đến với Hà Nội trong một ngày thu.
Xôi Chè, cốm xào
Cốm là món ăn tuy dân dã nhưng là sản vật đặc trưng của Hà Nội mỗi khi mùa thu về được người Hà Thành yêu thích. Từ cốm người ta có thể chế biến ra nhiều món như chả cốm, bánh cốm, chè cốm… Dù là món ăn nào đi nữa thì cốm vẫn mang lại dư vị mùa thu nhẹ nhàng, bình yên.
Trong các món đó, không thể không nhắc đến món xôi chè và cốm xào hạt sen với hương vị ngọt bùi, màu sắc đẹp mắt làm nao nức lòng người tứ phương khi đến với Hà Nội.
Món xôi chè cốm xào được người Hà Nội chế biến khá cầu kỳ, từ chọn gạo nếp cho tới ngâm gạo, đồ xôi sao cho xôi vò tơi hạt nhưng lại dẻo thơm, tiếp đến cốm cũng được làm mềm để trộn với xôi chè. Bên cạnh đó là hạt sen, quả dừa nạo, đường phèn, tạo nên một bát xôi chè, cốm xào tuyệt hảo.
Khi thực khách thưởng thức sẽ cảm nhận độ thơm dẻo phủ trên là dừa nạo sợi. Xôi chè cốm quen mà lạ, xôi vò cốm tơi tơi mềm lại xen chút bùi bùi từ hạt sen, xúc một thìa bỏ vào miệng, cảm nhận vị thơm, ngọt, mềm tinh khiết của hương vị đồng quê khiến người thưởng thức cứ muốn được ăn mãi không thôi. Đặc biệt giữa tiết trời vào thu như thế này.
Bún ốc nguội
Bún ốc nguội gồm bún hến (bún đóng thành miếng nhỏ) và ốc chuẩn bị trong bát, nước dùng nguội nhưng rất thơm được chan vào khi ăn. Tinh hoa của nước dùng bún ốc nguội là sự hòa quyện của nước hầm xương, nước luộc ốc và dấm bỗng. Món bún này cân bằng bằng ớt chưng mang vị cay nóng và có thể thêm một chút rau sống.
Điểm mấu chốt làm nên bún ốc nguội chính là những chú ốc bèo mầm, giòn, ngọt. Cắn miếng bún trắng tinh vừa miệng kia, kèm với con ốc béo giòn, ngập trong nước dùng chấm ốc rất nguội du khách sẽ cảm nhận được vị thơm thanh thanh của giấm bỗng, vị ngọt ngậy của ốc và chút cay, nồng của ớt chưng…tất cả hòa quyện tạo nên vị rất riêng mà du khách không thể nào quên.
Bún riêu cua
Bún riêu ngon hay không, quan trọng nhất là phần nước dùng. Nước riêu chuẩn vị Hà Nội phải có vị chua dịu của giấm bỗng cùng cà chua làm nổi lên vị ngọt nhẹ của cua đồng. Các bà nội chợ làm sạch cua đồng, giã nhỏ rồi cho vào nước, lọc thật kĩ rồi mới gạn phần nước cua vào nồi, khuấy nhẹ và đun lửa liu riu cho đến khi riêu cua nổi lên thành từng mảng.
Linh hồn của món ăn là giấm bỗng và mỗi người bán hàng có một bí quyết gia truyền riêng trong việc chế nước dùng để níu chân thực khách. Nhìn nồi nước dùng đỏ au màu cà chua, lấp lánh những tảng riêu cua vàng rực thật khó mà kiềm lòng.
Bún riêu thường ăn với ớt chưng cùng rau ghém gồm: Hoa chuối, xà lách, tía tô thái nhỏ quyện với mùi ta và vài cọng húng Láng. Nếu thêm một chút mắm tôm thì hương vị của bát bún riêu càng thêm nồng đượm.
Bánh đúc vốn được biết đến là loại bánh truyền thống đặc quánh khuấy từ bột gạo cùng nước vôi trong, thường để nguội rồi cắt miếng vuông, chấm với tương Bần, khi ăn dậy mùi lạc béo béo bùi bùi ẩn trong miếng bánh giòn, thấm vị tương đậm đà.
Món ăn này được coi là một trong những món bánh cổ truyền dân dã và giản dị nhất ở Hà Nội, nhưng cách thưởng thức lại khác nhau tùy theo tín đồ ẩm thực Hà Nội. Không biết từ bao giờ, bánh đúc nóng ra đời, lưu giữ một nét tinh hoa của ẩm thực phố phường Hà Nội.
Khác với bánh đúc truyền thống đặc và mịn, bánh đúc nóng sẽ được nấu dẻo quánh từ hai loại bột đặc trưng là bột gạo tẻ và bột năng, khi múc lên sẽ thấy bánh chảy xuống, dẻo quánh sền sệt. Khi trộn, mỗi mơi sẽ có một tỷ lệ trộn bột khác nhau nhưng đều phải cho ra một kết cấu dẻo dai, không được nồng hay gắt mùi.
Phần khó nhất chính là quấy bột, dành cho những bàn tay nội trợ khéo léo đã thuần thục, quen động tác khuấy vòng tròn đều đặn và nhịp nhàng. Một nồi bánh đúc đạt tiêu chuẩn sẽ thơm mùi gạo mới, không khê, không vón hay bén nồi.
Mỗi bát bánh đúc nông thơm ngon sẽ có một chút thịt băm xào với mộc nhĩ, thịt là phần nạc không hoặc có ít mỡ, xào thơm nức mũi. Mộc nhĩ thái sợi điểm vào giòn sần sật, kết đôi hài hòa với cái mịn mượt của phần bánh đúc.
Người bán hàng sẽ chan vào bát xăm xắp nước mắm chua ngọt còn nóng hổi, rắc thêm rau mùi. Khi ăn nước dùng thấm vào phần bánh đúc, vị giác người thưởng thức như đung đưa bởi nước thịt xào thơm phức hòa vào phần nước mắm, tạo thành một hương vị ngọt ngào tự nhiên.
Bánh cuốn Hà Nội là một trong những món ẩm thực Hà Thành lâu đời và trở thành món quà đặc sản mà bất cứ du khách nào khi đến Hà Nội, thưởng thức cũng đều thích.
Bánh cuốn với nguyên liệu đơn giản, cách chế chế biến tỉ mỉ, bánh cuốn trở thành món ăn dân dã gắn liền với đời sống hàng ngày của mỗi người dân thủ đô.
Bánh cuốn có hai loại, một loại bánh cuốn nóng và một loại bánh cuốn Thanh Trì (tức bánh cuốn nguội).
Bánh nóng được các quán ở Hà Nội cuốn theo cách truyền thống, cuốn tráng mỏng, mềm, ăn cùng thịt băm, hành khô hoặc thêm 1 quả trứng, chấm với nước mắm nóng hổi, thực khách như cảm nhận được hình ảnh những ngày thơ bé như đang trở lại.
Bánh trôi tàu là loại bánh được làm bằng bột gạo nếp cùng hai loại nhân phổ biến là đậu xanh và vừng đen, ăn cùng nước đường mía nấu cùng gừng đun nóng và dừa nạo. Bánh trôi tàu hấp dẫn thực khách nhờ lớp vỏ bánh mềm mượt bên ngoài mà dẻo dai bên trong, phần nhân mềm mại bùi bùi và nước đường thanh thanh thơm mùi gừng. Ăn miếng nào vị cay ngọt của gừng đọng lại miếng đó. Cái vị cay ngọt ấy đã thấm vào cuống lưỡi, cổ họng, làm ấm cơ thể và xua tan cái lạnh của Hà nội.
Bánh trôi tàu không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Việc dùng gừng trong nước đường ngoài tác dụng làm thơm món ăn còn mang tính ấm nóng giúp thực khách tránh bệnh cảm lạnh khi giao mùa. Đặc biệt gừng được nấu cùng nước ấm sẽ giúp cơ thể ấm áp, hỗ trợ tuần hoàn máu và giải cảm, chữa ho. Không những thế, gừng còn giúp điều trị các chứng tiêu hoá và các vấn đề đường ruột.
Chí mà pù không phải là món ăn truyền thống của Việt Nam, của Hà Nội, tuy nhiên khi món quà vặt này đến Hà Nội, được làm và bán trên các con phố cổ, trên gánh hàng rong thì nó đã trở thành món ăn quen thuộc, yêu thích của người dân Hà Nội và khi khách du lịch đến Thủ đô thưởng thức món quà vặt này cũng ngay lập tức bị nghiện và ấn tượng.
Với món chí mà pù, là món ăn được làm từ hạt vừng đen được xay nhuyễn sau đó được đun lên với đường mía, một chút hương hoa nhài nấu sánh nồi. Khi múc ra bát chí mà pù có màu đen óng của vừng và đường mía trông thật bắt mắt. Vào những ngày trời thu mát mẻ hay se se lạnh của mùa đông, cầm bát chí mà pù nóng hổi, thơm phức mùi vừng trên tay, múc từng thìa nhỏ đưa lên miệng thì quả thật quá tuyệt vời.
Món xôi xéo là món quà sáng khá quen thuộc với người dân Việt Nam và ở mỗi vùng miền có cách nấu rất riêng. Với người Hà Nội, để nấu được xôi xéo cũng không hề đơn giản. Từ việc chọn gạo, chọn đỗ, nếu sao cho vừa hạt đủ tơi, đủ độ vàng...
Một phần xôi xéo gồm có xôi, đỗ xanh, hành phi và mỡ, ruốc, chả sự kết hợp độc đáo của những nguyên liệu đơn giản nhưng lại hảo hoản. Cầm gói xôi nóng ấm, từng hạt xôi vàng óng ả, thơm mùi nếp, đậu xanh cắt thành từng lát mỏng phù đầy lên gói xôi rưới thêm mỡ, hành. Bạn xúc một thìa xôi cùng hành phi, bạn sẽ cảm thấy được cảm giác khoan khoái, thơm sạch và dễ chịu.
Đây là món ăn được biến tấu từ bánh phở và trở thành một trong những món quà vặt sáng và chiều được giới trẻ yêu thích. Món phở chiên phồng không quá cầu kỳ khi bánh phở thay vì sắt thành sợi nhỏ dài thì để vuông cắt ngắn và được thả ngập miếng phở đã cắt vào chảo dầu đang sôi, khi miếng phở phồng rộp, vàng ruộm thì được vớt ra để trên giá nhôm cho rào dầu.
Tiếp đến là rau cải được xào lẫn với thịt bò thái mảnh, trộn lẫn vài sợi hành tây thế là có đĩa phở chiên phồng trông thật đẹp mắt giữa màu vàng ruộm của phở chiên phồng màu xanh của rau cải. Ằn kèm với đĩa phở chiên phồng là bát nước chấm chua ngọt và một bát nộm dưa chuột.
Một trong những món quà chiều được người dân và du khách yêu thích đó là những chiếc bánh rán nóng hổi, giòn tan bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong.
Bánh rán ở phố cổ Hà Nội có công thức riêng, không như ở nhiều nơi khác, cách chế biến cũng được đòi hỏi phải tỉ mỉ trong từng công đoạn và nhạy bén trong cách pha chế. Tôi rất kỹ tính trong từng khâu từ chọn gạo đến chọn nhân làm bánh, xay gạo, ngâm, ủ và trộn và pha chế, nặn bánh.
Bánh rán không như những thức quà khác, nguyên liệu có thể làm trước cất tủ lạnh để mấy ngày, với bột gạo đã xay, ủ và trộn thì chỉ có thể làm trong ngày, không thể để sang ngày hôm sau, vì như vậy bột sẽ không ngon, không có độ thơm, tươi của hạt gạo nếp.
Du khách khi thưởng thức bánh rán sẽ cảm nhận bên ngoài thì giòn, thơm, cắn miếng bánh thấy vị ngậy, bùi, thơm của nhân mà lại không quá ngọt. Với bánh rán tẩm mật và tẩm đường, bên trong nhân không ngọt, nên cắn miếng bánh vị ngọt hài hòa với nhân bánh khiến chiếc bánh rán không bị quá ngọt, dễ ăn, không bị ngấy và bứ ở cổ.
Rất nhiều du khách trong nước và du khách nước ngoài đã rất thích đến Hà Nội thưởng thức món quà chiều này.
Ngoài ra, quà sáng và chiều còn có các loại chè, tàu hũ, bánh rán vừng, đường, mật cùng nhiều món quà khác mà du khách nên thử khi đến Thủ đô Hà Nội, nhất là vào tiết trời sang thu thế này.
Theo Dân Việt
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.