Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng nông sản từ Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nếu năm 2012, nông sản từ nước này xuất sang Việt Nam mới chỉ đạt 215 triệu USD với 4 mặt hàng gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ, ngô, thủy sản, cao su. Đến năm 2020, con số này đã tăng lên hơn 756 triệu USD, các mặt hàng rau quả từ Campuchia bắt đầu đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Đặc biệt, năm 2021, chứng kiến một làn sóng các sản phẩm nông sản từ Campuchia ồ ạt sang Việt Nam với giá trị đạt 3,5 tỷ USD (tăng gấp 4,6 lần so với năm 2020 và gấp 16,2 lần năm 2012), chiếm gần 80% giá trị xuất khẩu nông sản của Campuchia. Thậm chí, vào tháng 9/2021, quốc gia này còn vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản sang Việt Nam lớn nhất.
Trong 10 tháng năm nay, Việt Nam đã chi tới hơn 4,13 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Campuchia. Trong đó, hai mặt hàng nông sản Việt Nam nhập khẩu lớn nhất là cao su đạt 1,3 tỷ USD (tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái), hạt điều 1,1 tỷ USD (giảm nhưng vẫn là thị trường chiếm vị trí số 1). Ngoài ra, xuất khẩu gạo từ Campuchia sang Việt Nam đạt hơn 500 triệu USD (tăng hơn 20%), hàng rau quả 50 triệu USD (tăng hơn 45%); sắn, ngô, tiêu, gỗ và các sản phẩm từ gỗ...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Campuchia đang trở thành quốc gia cung cấp một số mặt hàng vào quan trọng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Điển hình, trong nhiều năm gần đây, nhiều nhà đầu tư từ Việt Nam đã sang Campuchia trồng hồ tiêu và sản lượng nước này mỗi năm từ 15.000 - 16.000 tấn. Hiện 90% lượng hồ tiêu này được các doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ, chỉ một số ít bán qua Lào, Thái Lan..., trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu khi trong nước có nhu cầu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt có xu hướng sang Campuchia thuê đất nông nghiệp để trồng khoai, sắn, mía, ngô hay nuôi bò... do quỹ đất nông nghiệp của quốc gia này còn rất lớn; giá thuê đất thấp và chi phí lao động rẻ hơn Việt Nam nên sau khi thu hoạch các sản phẩm xuất trở lại phục vụ nhu cầu trong nước, và chế biến xuất khẩu.
Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, việc nhập khẩu nông sản để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, chế biến trong nước là không tránh khỏi. Song, nhiều loại nông sản của Campuchia thiên về sản xuất chất lượng cao nên hàng Việt phải cạnh tranh với nông sản Campuchia trên "sân nhà", và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt trên thị trường quốc tế.
Chẳng hạn, với mặt hàng gạo, dù đi sau Việt Nam nhưng hiện Campuchia đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp gạo lớn thứ 4 vào châu Âu. Thời gian qua, xuất khẩu gạo của Campuchia sang Trung Quốc cũng tăng mạnh, trong khi gạo Việt xuất khẩu sang thị trường này lại giảm. Các mặt hàng trái cây Campuchia thời gian gần đây cũng liên tục được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.