Thứ sáu, 19/04/2024

Ổn định nhưng không cố định

26/10/2022 7:00 PM (GMT+7)

Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt hành động điều chỉnh chính sách tiền tệ trong cùng ngày 24/10 như tăng mạnh giá bán USD, điều chỉnh loạt lãi suất điều hành.


Ổn định nhưng không cố định - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Như vậy, trong vòng một tháng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tăng giá bán USD lần thứ 4 liên tiếp với mức tăng tổng cộng 1.470 đồng, đồng thời có 2 lần tăng lãi suất điều hành, với mức tăng 1 điểm phần trăm.

Việc điều chỉnh của NHNN diễn ra trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô toàn cầu có nhiều tác động, lãi suất thế giới tăng nhanh và xu hướng lạm phát quốc tế tiếp tục ở mức cao. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa vào cuối năm và đồng USD tăng giá mạnh cũng gây áp lực lên tỷ giá, cũng như lãi suất.

Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao... Trong nước, tỷ giá tăng nóng, các ngân hàng thương mại đẩy giá bán USD lên mức trần theo biên độ 5%, lãi suất huy động đã chạm mức 9,5%/năm.

Bởi vậy, việc tăng lãi suất, tỷ giá của NHNN là tất yếu, không thể tránh khỏi.

 

Việc tăng lãi suất nhắm đến các mục tiêu: Thứ nhất, lãi suất tăng lên làm giảm cầu tiền, qua đó giảm cung tiền, khắc phục lạm phát. Thứ hai, lãi suất và tỷ giá như hai anh em sinh đôi. Lãi suất tăng lên bao giờ cũng tạo ra một sức mạnh để đồng nội tệ tăng theo.

Trong khi đó, đồng nội tệ ổn định hay tăng giá thì tác động của lạm phát thế giới đi vào trong quốc gia đó sẽ ít đi. Hay nói cách khác, tăng lãi suất để tránh nhập khẩu lạm phát. Với tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá hối đoái để cân bằng cung cầu là cần thiết. Tỷ giá tăng mạnh còn nhằm đối phó với tình hình trong nước, đáng chú ý nhất là cơn khát thanh khoản kéo theo nguy cơ lãi suất luôn chực chờ bật cao thêm nữa.

NHNN đã thể hiện sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, vừa kết hợp nhiều công cụ điều hành và vừa tôn trọng quy luật thị trường để đạt mục tiêu xuyên suốt ổn định kinh tế vĩ mô. Ổn định chứ không cố định, NHNN lựa chọn phương pháp điều hành không cố định, còn đích tới chính là sự ổn định.

Không chỉ có VND mà gần như tất cả mọi đồng tiền khác trên thế giới đều chịu áp lực căng thẳng khi lãi suất huy động vốn bằng USD có xu hướng gia tăng mạnh mẽ kể từ đầu năm đến nay.

Trong tương quan với các quốc gia khác, tiền đồng vẫn trong nhóm ít mất giá nhất so với USD. Quan trọng hơn là Việt Nam đang có rất nhiều yếu tố vĩ mô ổn định như tăng trưởng bền vững, dự báo tăng trưởng GDP năm nay tới 8%; lạm phát dưới 4%; cán cân thanh toán vẫn thặng dư, cả nước vẫn duy trì xuất siêu; thu chi ngân sách vượt kế hoạch; nợ nước ngoài ít… NHNN sẽ phải dự báo, quan sát diễn biến của nền kinh tế thực để quyết định tần suất và mức độ tăng lãi suất, tỷ giá của mình.

Mức độ tăng lãi suất, tỷ giá như hiện nay của NHNN, đã nằm trong tính toán tác động với nhiều chiều cạnh (lạm phát, lãi suất, xuất khẩu, nhập khẩu, lợi ích người gửi tiền đồng, USD…). Cách của NHNN là linh hoạt hơn, tìm điểm cân bằng mới với tất cả các chiều cạnh của nền kinh tế để giảm tác động tiêu cực, giữ được ổn định vĩ mô tương đối, hỗ trợ xuất khẩu.

Tất nhiên, lãi suất, tỷ giá tăng sẽ tác động tới DN, đặc biệt vào mùa làm ăn cuối năm. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại cũng đồng nghĩa với tổng cầu tăng trưởng chậm lại, sẽ góp phần giảm áp lực tỷ giá hay lạm phát. Và nếu tăng trưởng chững lại hay quay đầu nhanh chóng, thì NHNN nhiều khả năng sẽ tính toán các biện pháp linh hoạt để giảm áp lực chi phí cho DN, thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.