Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục QLTT Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nguồn phân bón nhập khẩu bị đứt gãy khiến giá phân bón liên tục tăng mạnh. Điều này đã "thúc đẩy" các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón tung ra nhiều chiêu thức gian lận nhằm thu lợi bất chính.
Để giảm bớt khó khăn do giá phân bón tăng cao, huyện Tam Đường (Lai Châu) vận động người trồng chè chăm sóc theo hướng hữu cơ ...
Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng 9 tháng qua, xuất khẩu phân bón tăng mạnh cả khối lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 918.568 tấn, tương đương gần 333,46 triệu USD với các thị trường chủ lực là Campuchia, Mozambique và Lào.
So với cách nay khoảng 1 tháng, giá nhiều loại phân bón như Urê, DAP, NPK, Kali… tăng thêm 50.000-110.000 đồng/bao (50 kg) và đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua.
Thiếu nghiêm trọng nguyên liệu đầu vào, đứt gãy chuỗi logistic, nguồn cung khan hiếm, tăng giá kỷ lục... không chỉ xảy ra với phân urea, mà còn là tình trạng chung của các loại phân bón khác như DAP, Kali, NPK.