Phân vùng chống dịch, nông sản, thực phẩm Hà Nội vận chuyển từ vùng 2, 3 vào vùng 1 thế nào?
P.V
06/09/2021 7:00 AM (GMT+7)
Hà Nội phân vùng chống dịch từ 6 giờ ngày 6/9/2021 đến 6 giờ ngày 21/9/2021. Cụ thể, vùng 1 - khu vực đô thị trung tâm; vùng 2 - phía Bắc, Đông Sông Hồng; vùng 3 - phía Tây, phía Nam thành phố. Tuy phân vùng chống dịch nhưng ngành nông nghiệp khẳng định nông sản, thực phẩm luôn sẵn sàng cung ứng cho người dân Thủ đô.
Hơn nghìn đầu mối sẵn sàng cung ứng nông sản, thực phẩm cho Hà Nội
Theo báo cáo của Tổ công tác đặc biệt phía Bắc của Bộ NNPTNT (Tổ công tác 3430), sau khi cân đối cung - cầu, các tỉnh ở phía Bắc có thể cung cấp cho Hà Nội gần 67.000 tấn thịt lợn; 6.700 tấn thịt trâu bò; 142 triệu quả trứng.
Trong khi theo tính toán của Hà Nội mỗi tháng Hà Nội nhập từ tỉnh ngoài 5.420 tấn thịt các loại, 7 triệu quả trứng và 4.200 tấn thực phẩm chế biến.
Hà Nội hiện đang duy trì 1,34 triệu con lợn, 39,8 triệu con gia cầm, 157.400 con trâu bò. Hà Nội cũng có 732 cơ sở giết mổ; 400 cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản, trong đó chế biến thịt chiếm 42,6%.
Về rau, củ, quả, diện tích gieo trồng cây rau, màu vụ mùa của Hà Nội đạt 18.506,3 ha, cung ứng khoảng 1.280 – 1.350 tấn rau tươi/ngày cho người dân Thủ đô.
Ngoài ra, diện tích cây ăn quả của Hà Nội hiện có là 19.390 ha, cho thu hoạch từ nay đến tháng 1/2022 với sản lượng khoảng 164.210 tấn.
Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đô khi Hà Nội phân vùng chống dịch. (Nguồn: moit.gov.vn).
Nhu cầu rau củ phục vụ tiêu dùng cho người dân Hà Nội khoảng 103.300 tấn/tháng nhưng khả năng đáp ứng thời điểm hiện tại khoảng 60.000 tấn/tháng, đạt 58%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 43.300 tấn (42%).
Đối với thủy sản, hiện trung bình mỗi tháng lượng thủy hải sản Hà Nội cần là 19.250 tấn/tháng nhưng khả năng tự đáp ứng chỉ đạt 10.150 tấn/tháng, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 9.100 tấn/tháng (47,3%).
Đề nghị Hà Nội tạo điều kiện cho tiêu thụ nông sản thuận lợi
Theo phân vùng chống dịch, vùng 2, vùng 3 của Hà Nội là những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, thủy sản, chăn nuôi chủ lực của Thủ đô. Nhiều người băn khoăn, việc vận chuyển nông sản, thực phẩm sẽ như thế nào?
Để đảm bảo lưu thông hàng hóa, tính đến ngày 31/8, TP.Hà Nội có 51.111 xe ô tô được cấp luồng xanh quốc gia; 26.133 xe máy được cấp mã QR của Sở Giao thông vận tải. Dự kiến, Sở Giao thông vận tải sẽ huy động 528 xe tải của các doanh nghiệp tham gia vào cung ứng, vận chuyển hàng hóa.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân khi Hà Nội phân vùng chống dịch, thành phố cũng hình thành 600 điểm bán hàng hóa thiết yếu gồm: 565 điểm bán hàng đặt tại các quận, huyện của thành phố; 35 siêu thị, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.
Các điểm này đều bán thực phẩm tươi sống, chế biến, hàng hóa thiết yếu, theo hình thức đặt hàng qua điện thoại, trang web, qua mạng xã hội Zalo, các ứng dụng như Apps, kênh Gozek, Now…
Đối với các chợ trong phân vùng 1, tiểu thương chủ động lấy hàng từ nguồn đầu mối tại chỗ. Trong trường hợp nguồn cung chưa đủ, Thành phố sẽ cho vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ.
"Người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng" - Sở Công Thương Hà Nội khuyến nghị.
Để đảm bảo việc tiêu thụ nông sản cho người dân, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội và các địa phương có chính sách hỗ trợ cho chủ xe, lái xe, phương tiện giao thông để giảm chi phí vận chuyển tạo điều kiện cho tiêu thụ nông sản được thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện đưa các xe vận chuyển nông sản theo luồng xanh để thuận lợi cho vận chuyển, tiêu thụ nông sản và lưu thông vật tư nông nghiệp.
Giá vàng hôm nay 4/5 có xu hướng giảm sau một tuần "giằng co" lên, xuống. Đây là tuần thứ hai giảm liên tiếp. Các chuyên gia dự báo giá vàng thế giới sắp tới ra sao?
Giá vàng hôm nay 3/5, giá vàng thế giới tăng nhẹ gần 44 USD/ounce, ở trong nước vẫn “án binh bất động”. Vàng SJC neo cao, chênh lệch với giá thế giới lên tới gần 20 triệu đồng/lượng.
Đồng USD hướng đến mức tăng hàng tuần thứ ba liên tiếp khi có dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Washington với một số đối tác thương mại và dữ liệu tốt hơn dự kiến đã làm dịu đi mối lo ngại về đầu tư vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá vàng hôm nay 2/5 trên thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần, do nhiều yếu tố cùng tác động. Một phần đến từ những tín hiệu tích cực về quan hệ thương mại giữa các nước lớn, khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra.
Một chiếc bánh mềm mịn màu xanh lá dứa đã trở thành món ăn chính hàng ngày ở Singapore, từ các tiệm bánh nhỏ đến các nhà hàng cao cấp. Nhưng một gia đình Singapore đã mở cửa hàng tại sân bay Changi và giờ đây chiếc bánh được du khách mang ra khắp các nước Châu Á.
Giá vàng hôm nay 4/5 có xu hướng giảm sau một tuần "giằng co" lên, xuống. Đây là tuần thứ hai giảm liên tiếp. Các chuyên gia dự báo giá vàng thế giới sắp tới ra sao?
Giá vàng hôm nay 3/5, giá vàng thế giới tăng nhẹ gần 44 USD/ounce, ở trong nước vẫn “án binh bất động”. Vàng SJC neo cao, chênh lệch với giá thế giới lên tới gần 20 triệu đồng/lượng.
Đồng USD hướng đến mức tăng hàng tuần thứ ba liên tiếp khi có dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Washington với một số đối tác thương mại và dữ liệu tốt hơn dự kiến đã làm dịu đi mối lo ngại về đầu tư vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá vàng hôm nay 2/5 trên thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần, do nhiều yếu tố cùng tác động. Một phần đến từ những tín hiệu tích cực về quan hệ thương mại giữa các nước lớn, khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra.
Một chiếc bánh mềm mịn màu xanh lá dứa đã trở thành món ăn chính hàng ngày ở Singapore, từ các tiệm bánh nhỏ đến các nhà hàng cao cấp. Nhưng một gia đình Singapore đã mở cửa hàng tại sân bay Changi và giờ đây chiếc bánh được du khách mang ra khắp các nước Châu Á.