Sinh ra trong một gia đình nhà nghèo, đông anh em, ông Nguyễn Dũng (phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) không may bị liệt 2 chân sau một cơn sốt năm lên 9 tuổi. Được sự yêu thương, giúp đỡ từ gia đình và cộng đồng, ông vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình với mô hình VAC (vườn-ao-chuồng)...
Đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng tập trung, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu có quy mô gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp tình hình thực tế, hướng đến giảm nghèo cho người dân.
Thời gian qua, “bức tranh” kinh tế - xã hội của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay ấn tượng. Kết quả đó, có sự đóng góp rất lớn của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Nhiều hộ vay vốn đã tự tạo việc làm, tạo thêm việc làm, qua đó nâng cao thu nhập.
Mặc dù có xuất phát điểm thấp nhưng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện miền núi Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đã thay da đổi thịt. Đặc biệt, nhờ phát triển kinh tế vườn hiệu quả, thu nhập của người dân Nông Sơn ngày càng khấm khá.
Sáng ngày 27/9, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương di dời dân ở những vùng không an toàn tập trung về các địa điểm xen ghép trên địa bàn thành phố như Bộ đội biên phòng, Trường CĐ Y tế Quảng Nam tránh bão số 4 (Noru).
Thời gian qua, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, nhất là cây ăn quả được nông dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam) tích cực triển khai thực hiện. Nhiều nông dân có thu nhập ổn định nhờ áp dụng mô hình.
Ngoài làm chủ một vườn cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi heo, một lão nông ở xứ Tiên mỗi năm thu nhập đến 100 triệu đồng. Hiện lão nông này còn làm Chủ nhiệm câu lạc bộ “Nhà sạch, vườn đẹp, hiệu quả” ở thôn Tiên Tráng.
Những năm qua, nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền và nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Hiện địa phương này đang quyết tâm xây dựng để hướng đến hoàn thành huyện NTM vào năm 2024.
Ký ức không chỉ lưu giữ trong từng khuôn mặt cũ của người kẻ chợ, còn gọi về trong những luyến thương của bao người quê xứ Việt An (xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam).
Đầu năm 2022, một số tín hiệu báo động sự khởi đầu cho một thời kỳ mới đã xuất hiện trên thị trường bất động sản Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Nhiều nhà đầu tư đang hướng trở lại khu vực này để đón sóng thị trường.