Những năm gần đây phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, Quảng Nam, triển khai và nhận được sự hưởng ứng tích cực của hội viên nông dân; đặc biệt từ khi huyện triển khai thực hiện Đề án 03 phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại được người dân tham gia triển khai thực hiệu bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Chẳng hạn như gia đình ông Phan Đình Nhơn (64 tuổi, thôn Tiên Tráng, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, Quảng Nam), là một trong những hộ nông dân tiêu biểu về phát triển kinh tế vườn ở địa phương.
Khoảng 10 năm lại đây được nhà nước khuyến khích hỗ trợ trồng cây ăn quả, vợ chồng ông đầu tư công sức chăm sóc vườn cây ăn quả gồm 20 cây lòn bon, 20 cây măng cụt, 70 cây cam, 20 cây bưởi da xanh, 30 choái tiêu, 400 cây cau… Hiện tất cả các loại cây ăn quả phát triển xanh tốt, đang trong giai đoạn ra quả. Mỗi năm sau khi trừ chi phí xong gia đình thu về khoảng 120 triệu đồng.
"Ngày ấy khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm kiếm các mô hình trồng cây ăn quả, tôi cũng rất băn khoăn. Khoảng năm 1994, khi ấy cây măng cụt chưa có giá như bây giờ, nhưng khi được dự án Fao hỗ trợ tôi cũng đầu tư trồng 20 cây. Tôi không độc canh một loại cây trồng mà trồng xen canh thêm nhiều loại cây ăn quả như sầu riêng, thanh trà, cam, chuối, cau… Nay vườn cây ăn quả của gia đình đã cho thu hoạch ổn định", ông Nhơn nói.
Lão nông Phan Đình Nhơn nói thêm, mới đây, thực hiện đề án 03 về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, gia đình ông tiếp tục đầu tư trồng thêm 100 cây măng cụt và khoan giếng lấy nguồn nước tưới cho cây trồng.
Hiện, xã Tiên Hà đang tiến hành nghiệm thu hỗ trợ gia đình trên 30 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng ông Phan Đình Nhơn còn mạnh dạn đầu tư 170 triệu đồng xây dựng khu chuồng trại với diện tích 1.500m2 để chăn thả 40 con heo nái, heo thịt. Trung bình mỗi năm, ông Nhơn xuất bán khoảng 2 tấn heo hơi, sau khi trừ chi phí, thu về 50 triệu đồng.
Ông Lê Hồng Phong - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước cho biết: "Gia đình ông Phan Đình Nhơn là một trong những hộ phát triển kinh tế tiêu biểu tại địa phương. Ông Nhơn đã mạnh dạn đâu tư trồng trọt, chăn nuôi để thoát nghèo, làm giàu hiệu quả. Hiện Hội Nông dân xã đã chọn mô hình này làm điểm để nhân rộng, phát triển kinh tế.
Ngoài việc tham gia phát triển kinh tế gia đình, ông Nhơn còn chia sẻ kinh nghiệm, tham gia đóng góp trong các phong trào xây dựng nông thôn mới, các hoạt động xã hội ở địa phương.
Hiện ông Nhơn đang làm Chủ nhiệm câu lạc bộ "Nhà sạch, vườn đẹp, hiệu quả" ở thôn Tiên Tráng. Với những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế, gia đình ông Phan Đình Nhơn có cuộc sống ngày một khá giả hơn và góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương".
Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP được nông dân, doanh nghiệp mang đến Phiên chợ nông sản 2024 tại TP.HCM để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Nhiều sàn thương mại điện tử Việt Nam đang chọn bán nông sản online để cạnh tranh
Nhiều doanh nghiệp đang ưu tiên giỏ quà Tết tiết kiệm từ 100.000-200.000 đồng cho Tết Nguyên đán 2025 do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa của TP.HCM năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023 (cùng kỳ tăng 9,6%).
Từ ngày 18/12/2024 đến Tết Dương lịch 2025, người dân TP.HCM có thể thỏa sức mua hàng hiệu giảm giá lên đến 80%. Chương trình còn được livestream để người dân cả nước mua sắm online.
Không khí bán hàng Tết Nguyên đán tại chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) đã rộn ràng lên vì chỉ hơn 1 tháng nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025.