Việc đề xuất cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp không phải đất ở được cho là tín hiệu đáng mừng, góp phần "cởi" một nút thắt quan trọng về quỹ đất cho doanh nghiệp.
TP.HCM đã quyết định thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển quỹ nhà đất phục vụ tái định cư trên địa bàn.
Thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ đưa ra đấu giá nhiều khu đất công để tạo nguồn ngân sách thực hiện các công trình phát triển địa phương, hoàn thiện đô thị.
Các tháng đầu năm, sản phẩm nhà phố, biệt thự có giá trên 30 tỷ chiếm đa số với hơn 77% nguồn cung. Các chuyên gia dự báo, đến năm 2026, TP.HCM sẽ không còn các sản phẩm thấp tầng có giá dưới 5 tỷ và chỉ có 10% nguồn cung sơ cấp có giá dưới 10 tỷ.
Thời gian qua, việc phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa thực sự thu hút nhà đầu tư bởi những khó khăn về cơ chế, pháp lý quỹ đất, nguồn vốn...
Lãnh đạo TP.HCM giao các sở, ngành đẩy nhanh việc thực hiện thủ tục đầu tư, cập nhật quy hoạch, giải quyết vấn đề liên quan đến quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội tại các dự án, từ đó thu hút nhà đầu tư.
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện ít nhất 26.200 căn nhà ở xã hội. Thành phố giao các đơn vị rà soát 2 quy trình đất công và đất của nhà đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục, thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội.
TP.HCM hiện có nhiều dự án nhà ở xã hội được khởi công hoặc tái khởi động nhưng sau đó lại nằm "đắp chiếu" trong thời gian dài. Vì vậy, thành phố đang tập trung phân loại các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ.
Nhiều doanh nghiệp chưa "mặn mà" với việc phát triển nhà ở xã hội vì gặp khó khăn trong vấn đề quỹ đất, nguồn vốn. Từ đó, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị cần tạo nguồn vốn dài hạn, ổn định với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM đang thiếu quỹ đất và vướng pháp lý nên không thể xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, người làm việc trên địa bàn.