Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu một cách đáng kể trong bản cập nhật sắp tới, giữa bối cảnh các nền kinh tế đang phải vật lộn với những lựa chọn hết sức hạn hẹp để giải quyết những rủi ro ngày càng lớn.
Ceyla Pazarbasioglu, Giám đốc Bộ phận Chiến lược, Chính sách và Đánh giá của IMF, cho rằng sự kết hợp giữa giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, xu hướng dòng vốn chảy chậm vào các thị trường mới nổi và sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nhà hoạch định chính sách.
“Hết cú sốc này đến cú sốc khác đang tác động tới kinh tế toàn cầu,” chuyên gia IMF nhận định.
Phát biểu sau khi cuộc họp Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã kết thúc hôm 16/7 mà không ra được thông cáo chung, bà Pazarbasioglu nhấn mạnh đến những khó khăn trong việc điều phối phản ứng toàn cầu đối với môi trường lạm phát gia tăng và lo ngại suy thoái.
Trước đó, IMF đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay xuống 3,6%, từ mức 4,4% được đưa ra trước cuộc xung đột ở Ukraine. Trong bản cập nhật đánh giá vào tháng này, "chúng tôi (IMF) sẽ tiếp tục hạ đáng kể các dự báo", bà Pazarbasioglu nói.
Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang gặp khó khăn trong việc tìm ra kế hoạch ứng phó thích hợp với vấn đề lạm phát gây ra bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
“Triển vọng ‘hạ cánh mềm’ đang dần bị thu hẹp,” Hyun Song Shin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), nhận định.
Con đường ấy không hẳn là đã đóng, song đang ngày càng trở nên gập ghềnh hơn. “Khi các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng, dứt khoát và có phản ứng trước với lạm phát, kịch bản ‘hạ cánh mềm’ sẽ dễ xảy ra hơn.
Ngân hàng trung ương Indonesia, quốc gia đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, đã trở thành ngoại lệ khi vẫn duy trì lãi suất chính sách ở mức thấp kỷ lục. Thống đốc Perry Warjiyo của ngân hàng đã bảo vệ quan điểm đó. Ông cho rằng việc thực hiện thắt chặt quá sớm có thể đẩy đất nước vào tình trạng lạm phát đình trệ.
Các món ăn truyền thống Việt Nam, ngày càng được khách hàng quốc tế biết đến như phở, bún, bánh cuốn, bánh mì… đang đứng trước cơ hội vàng để bước ra thế giới thông qua nhượng quyền.
Nhu cầu cao của thị trường dành cho bộ vi xử lý H100 của Nvidia đã giúp giá trị của doanh nghiệp này tăng vọt, tiệm cận mức 1.000 tỷ USD.
Xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng khi trong tháng 5 tăng đến 80,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, năm nay ngành rau quả có thể cán mốc 4 tỷ USD.
Sự nhanh nhạy, linh hoạt của địa phương sẽ tạo lập được vị thế, củng cố thương hiệu và đầu ra nông sản đặc sản
Chuyên gia cho rằng, thời gian tới, giá bán bất động sản vẫn tiếp tục đi ngang và sẽ tăng nhẹ nếu lạm phát giảm, lãi suất giảm và nguồn cung mới được bổ sung, trong đó giá nhà chung cư bình dân và trung cấp sẽ tăng nhẹ nếu nguồn cung mới vẫn khan hiếm như hiện nay.
Theo chủ quán cà phê, hiện có 9 bà mẹ đang nuôi con nhỏ chuyên cung cấp nguồn sữa của họ cho quán. Mỗi ngày, quán chỉ bán ra khoảng 50 cốc cà phê cappuccino dùng sữa mẹ thay thế sữa thông thường.