Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam” sẽ góp phần thực hiện hóa mục tiêu đưa xuất khẩu các sản phẩm nông lâm, thủy sản đạt hơn 50 tỷ USD vào năm 2025 và đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu chất lượng cao trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Đây là thông tin đưa ra tại Hội thảo Khởi động Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam” được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Oxfam tổ chức sáng nay (6/5), tại Hà Nội.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, nước ta có nhiều lợi thế, tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai, lao động và các điều kiện sinh thái để phát triển tốt một nền nông nghiệp sinh thái bền vững đa ngành, đa canh với nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Trong đó, các loại rau quả, gia vị là những mặt hàng nông nghiệp được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ.
Xuất khẩu rau quả là một hướng đi tốt cho các doanh nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, nước ta đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng rau quả sang các châu lục, và trong năm vừa qua đã cho thấy sự chuyển dịch rõ nét tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang châu Âu và châu Mỹ tăng cao. Cụ thể trị giá xuất khẩu rau quả tới thị trường châu Âu có tốc độ tăng trưởng đạt 303 triệu USD trong năm 2021, tăng 17,4% so với năm 2020.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mặt hàng rau quả của Việt Nam dù được đánh giá có lợi thế, song chưa tận dụng được hết các cơ hội. Vì thế thị phần tại các khu vực EU còn hết sức khiêm tốn, con số này chỉ chiếm dưới 1% nhu cầu thị trường châu Âu.
“Những tồn tại và điểm yếu của rau quả xuất khẩu có thể kể đến như cơ cấu giữa các mặt hàng chưa cân đối nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Sản lượng và chất lượng sản phẩm chưa ổn định, rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật của rau quả và gia vị xuất khẩu của các doanh Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường châu Âu. Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu còn thiếu thông tin và nguồn nhân lực để đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Các ngành rau quả và gia vị của Việt Nam thiếu các cơ chế hiệu quả để nâng cao năng lực toàn ngành và quảng bá cho các sản phẩm”, ông Hoàng Quang Phòng nêu rõ.
Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam” được triển khai nhằm tăng cường năng lực xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành hàng gia vị, rau, quả. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Dự án được triển khai trong 2 năm, từ năm nay đến hết năm sau (2023), trong đó EU hỗ trợ 80% kinh phí để triển khai và được thực hiện thông qua hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho doanh nghiệp, để đáp ứng các tiêu chuẩn được EU công nhận về an toàn thực phẩm, thực hành bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường và tiếp cận các đối tác EU nhằm thúc đẩy các cơ hội xuất khẩu; tăng cường năng lực của ngành và danh tiếng của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Bà Vũ Thị Quỳnh Hoa, Giám đốc quốc gia Oxfam tại Việt Nam cho biết, với sự ủng hộ và hợp tác của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, các Hiệp hội doanh nghiệp các nước trong EU… quá trình triển khai dự án trong 2 năm nay sẽ góp phần vào mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản đạt hơn 50 tỷ USD năm 2025, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu chất lượng cao trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Từ đó củng cố địa vị vững chắc của Việt Nam trong chuỗi cung ứng về nông lâm thủy sản toàn cầu.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.