Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã chủ trì các cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vào ngày 10/12.
Theo đó, đối với việc sắp xếp Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các ý kiến thống nhất với phương án chuyển một phần chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của ủy ban về Bộ Tài chính và phần còn lại chuyển về Ngân hàng Nhà nước theo tinh thần "người đi theo việc".
Trong cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải bảo đảm hoạt động hiệu quả.
Tại cuộc họp, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết thời gian quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quán triệt hết sức nghiêm túc, khẩn trương triển khai việc sắp xếp, tinh giản bộ máy, nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo do Thống đốc làm Trưởng ban, triển khai xây dựng các phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần một việc, một đầu mối và đánh giá tác động của các phương án.
Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo cụ thể về phương án sắp xếp các vụ, cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; phương án sắp xếp Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các địa phương.
Trong đó, có 2 khối giảm lớn nhất đó là Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh thành và sắp xếp lại Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng từ mô hình Tổng cục xuống thành các cục.
Dù vậy quá trình sắp xếp có khó khăn, đó là cần thực hiện theo lộ trình để bảo đảm hoạt động thường xuyên về nghiệp vụ của ngành và bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước. Cùng đó là các vấn đề liên quan đến bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau khi sắp xếp bộ máy.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phải đảm bảo quy mô hợp lý, đủ người, đủ trách nhiệm để thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát, tính toán để cân đối, đảm bảo giảm đầu mối theo đúng yêu cầu.
Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước về việc tiếp nhận một phần chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Theo quy định mới tại Nghị định 102/2022/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 25 đơn vị. Nghị định 102/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023. Bao gồm: (1) Vụ Chính sách tiền tệ; (2) Vụ Quản lý ngoại hối; (3) Vụ Thanh toán; (4) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; (5) Vụ Dự báo, thống kê; (6) Vụ Hợp tác quốc tế; (7) Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính; (8) Vụ Kiểm toán nội bộ; (9) Vụ Pháp chế; (10) Vụ Tài chính - Kế toán; (11) Vụ Tổ chức cán bộ; (12) Vụ Truyền thông; (13) Văn phòng; (14) Cục Công nghệ thông tin; (15) Cục Phát hành và kho quỹ; (16) Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; (17) Cục Quản trị; (18) Sở Giao dịch; (19) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; (20) Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (21) Viện Chiến lược ngân hàng; (22) Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; (23) Thời báo Ngân hàng; (24) Tạp chí Ngân hàng; (25) Học viện Ngân hàng.
Các đơn vị từ (1) đến (20) là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị từ (21) đến (25) là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
“Như một giấc mơ, mình chinh phục thành công rồi!” - tiếng hét tôi vang khi chinh phục thành công cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Tà Năng - Phan Dũng. 2 ngày 1 đêm, chúng tôi cheo leo vượt dốc để rồi hạnh phúc vỡ oà khi “chạm trán” thiên nhiên hùng vĩ.
Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân, chủ cơ sở kinh doanh nợ thuế quá hạn trên 120 ngày với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên, thay vì mức 10 triệu đồng như dự kiến trước đây.
Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TP.HCM vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Cục Hàng không yêu cầu triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để ra vi phạm.
Chủ Nhật ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 tại TP.HCM vận hành thương mại chính thức. UBND thành phố đã đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị tốt cho công tác vận hành, khai thác tuyến Metro số 1.
Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP được nông dân, doanh nghiệp mang đến Phiên chợ nông sản 2024 tại TP.HCM để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.