Thực tế, tỷ suất lợi nhuận của các dự án đã có sổ hồng trong thời gian qua khá tốt. Nhiều dự án có tỷ lệ hấp thụ, lượng giao dịch mua, bán tăng cao đột biến từ thời điểm được cấp sổ hồng.
Từ năm 2005 đến nay, TP.HCM đã xem xét, trình công nhận và cấp được 802 sổ hồng cho các tổ chức tôn giáo, với diện tích hơn 2 triệu m2.
Trong khoảng 9 năm, từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2023, TP.HCM đã cấp được hơn 3,8 triệu sổ hồng, trong đó có 1,51 triệu sổ hồng cho tổ chức và 1,57 triệu sổ hồng cho cá nhân.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết trong 7 tháng đầu năm, tỷ lệ giải quyết các loại hồ sơ cấp giấy chứng nhận (sổ hồng), đăng ký biến động và đăng ký giao dịch bảo đảm nhà, đất... tiếp tục có xu hướng sụt giảm.
UBND TP.HCM vừa chỉ đạo tăng cường công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) trên địa bàn.
Để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng cho người dân, lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị có liên quan tăng cường việc thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
UBND TP.HCM cho biết vướng mắc lớn nhất trong việc chậm cấp sổ hồng cho người dân nằm ở vấn đề xác định nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, vấn đề này đang có điểm vênh giữa Luật ngân sách và Luật Nhà ở.
Chiều 5/7, 5 doanh nghiệp bất động sản tham dự cuộc họp với HĐND TP.HCM để giải trình về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho tổ chức và cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn.
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã xử lý hàng loạt dự án tại TP.HCM về hành vi xây dựng không đúng phép hoặc không đúng quy hoạch.
TP.HCM đang tồn đọng hơn 81.000 căn nhà chưa được cấp sổ hồng. Để giải quyết vấn đề trên, lãnh đạo thành phố yêu cầu xử lý nghiêm các chủ đầu tư cố tình không nộp hồ sơ mà không có lý do chính đáng.