Thứ sáu, 22/11/2024

Thâm nhập chợ đồ hiệu giả trên mạng xã hội

23/02/2022 1:00 PM (GMT+7)

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành, khi cả thế giới hầu như phải “ở yên trong nhà”, mô hình bán hàng qua mạng xã hội… được dịp nở rộ.

Không còn dừng lại ở việc tạo tài khoản, đăng hình sản phẩm, chạy quảng cáo tăng lượng người theo dõi, hiện các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và WhatsApp... đều đã phát triển mạnh các tính năng hỗ trợ thương mại điện tử, cho phép người dùng trải nghiệm mua sắm thuận tiện hơn. Nhưng mặt trái của việc này là kinh doanh hàng giả, hàng nhái đồ hiệu cũng lên ngôi… nhờ những cú nhấp chuột của các “thượng đế”.

Trò chơi “đập chuột”

Uy tín của các thương hiệu lớn đang bị đe dọa. Thương mại điện tử phải đối mặt với những thách thức lớn về hàng giả khi một số người sử dụng mạng xã hội để tiếp thị các sản phẩm nhái các thương hiệu cao cấp lớn trên thị trường quốc tế. Theo nghĩa này, các mạng xã hội thuộc sở hữu của công ty Meta Platforms như Facebook và Instagram đang đau đầu với những lời phàn nàn, chỉ trích hay thậm chí cả những đơn kiện vì không kiểm soát được những kẻ bán hàng giả chào bán sản phẩm nhái trên các ứng dụng của họ. Theo nghiên cứu mới đây, Facebook và Instagram – hai mạng xã hội có lượng người dùng đông nhất – có vẻ như đang trở thành eBay mới để những người nhẹ dạ mua sắm đồ “nhái” các thương hiệu xa xỉ, từ Gucci đến Chanel.

Thâm nhập chợ đồ hiệu giả trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Một nhân viên cửa hàng cầm trên tay chiếc túi Louis Vuitton nhái.

Các nền tảng của Meta đang trở thành nơi tụ họp của những kẻ tội phạm buôn bán hàng giả, hàng nhái, những người khai thác hàng loạt công cụ tin nhắn cá nhân trên mạng xã hội để tiếp cận người dùng. Các chuyên gia nghiên cứu, các nhóm ngành và các nhà điều tra hàng giả đã ví những nỗ lực của các thương hiệu nổi tiếng trong việc kiểm soát các dịch vụ bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, Instagram và WhatsApp giống như trò chơi “đập chuột”, ám chỉ những nỗ lực này chỉ là chắp vá, hời hợt, không giải quyết được tận gốc vấn đề.

Benedict Hamilton, Giám đốc điều hành của Kroll, một công ty điều tra tư nhân được các thương hiệu thuê điều tra các hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng giả nhái theo sản phẩm của họ, tuyên bố: “Facebook và Instagram là những thị trường quan trọng, nơi hàng giả được bán cho công chúng. Điều này đã từng xảy ra với eBay cách đây 10 năm và với Amazon cách đây 5 năm”.

Theo một nghiên cứu do công ty phân tích mạng xã hội Ghost Data thực hiện, những đối tượng làm hàng giả, hàng nhái đang kinh doanh các sản phẩm nhái các thương hiệu thời trang xa xỉ như Gucci, Louis Vuitton, Fendi, Prada và Chanel... Nghiên cứu này đã xác định được hơn 26.000 tài khoản của những kẻ làm hàng giả đang hoạt động trên Facebook trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10-2021. Nghiên cứu của Ghost Data tập trung vào ứng dụng hàng đầu của Meta và nó đã phát hiện hơn 20.000 tài khoản của những kẻ chuyên làm hàng giả đang hoạt động trên Instagram, tăng so với con số của năm trước nhưng giảm so với mức đỉnh vào năm 2019 khi họ xác định được khoảng 56.000 tài khoản. Khoảng 65% số tài khoản được phát hiện trong năm 2021 được đăng ký tại Trung Quốc, tiếp theo là Nga với 14% và Thổ Nhĩ Kỳ là 7,5%.

Ghost Data là một công ty phân tích của Italy được thành lập bởi Andrea Stroppa, chuyên gia an ninh mạng đồng thời cũng là nhà tư vấn phân tích dữ liệu cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Công ty này có nhiều thành tích về phát hiện các tài khoản mạng xã hội của những kẻ làm hàng giả, các phần tử ủng hộ tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) và về phổ biến kỹ thuật số.

Một tìm kiếm từ khóa của Reuters đã xác định hàng chục tài khoản Instagram và bài đăng trên Facebook có vẻ như quảng cáo hàng giả và đã bị xóa do bị Reuters gắn cờ/phản hồi vi phạm các quy định và tiêu chuẩn cộng đồng. Cần lưu ý rằng thương mại trực tuyến là ưu tiên hàng đầu của Meta. Công ty đã thúc đẩy các tính năng mua sắm mới có thể giúp tăng doanh thu do họ phải đối mặt với những áp lực như các thay đổi theo dõi quảng cáo và tăng số lượng người dùng mới.

Instagram cho biết các thương hiệu thời trang cao cấp như Dior, Balenciaga và Versace đã áp dụng các tính năng mua sắm trên ứng dụng của họ và một số thương hiệu thời trang khác như Oscar De La Renta và Balmain đang sử dụng tính năng thanh toán trên ứng dụng Instagram. Tuy nhiên, người dùng đã tận dụng khai thác nền tảng này để bán hàng giả, gây ra một vấn đề nan giải cho công ty, vốn cũng đang phải chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ từ các nhà lập pháp và các cơ quan quản lý về việc kiểm duyệt nội dung đăng tải trên nền tảng này.

Người phát ngôn của công ty Meta cho biết: “Việc bán hàng giả và gian lận là một vấn đề luôn tồn tại dai dẳng với công nghệ mới. Công ty đang đau đầu vì các hoạt động bán hàng lừa đảo, gian lận và bất hợp pháp”.

Những lỗ hổng lớn

Hầu hết những người mua biết rằng họ không nhận được hàng thật khi chỉ trả 100 USD cho một chiếc túi xách có giá bán lẻ tới hơn 5.000 USD. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết những thiệt hại không chỉ là về doanh số và danh tiếng của thương hiệu, mà còn có các vấn đề tiềm ẩn về an toàn hàng hóa từ các sản phẩm không được kiểm soát và mối liên hệ giữa hàng giả và hoạt động tội phạm có tổ chức.

Thâm nhập chợ đồ hiệu giả trên mạng xã hội - Ảnh 2.

Các nền tảng mạng xã hội của Meta đang bị những kẻ bán hàng giả lợi dụng.

Meta đã tham gia các trang thương mại điện tử và “chợ” trực tuyến để đấu tranh chống nạn buôn bán hàng giả. Nhưng không giống như danh sách công khai trên các trang web chuyên về mua sắm như eBay và Amazon.com, các nền tảng xã hội cũng cung cấp nhiều kênh cho những tội phạm hàng giả lợi dụng để bán hàng, chẳng hạn như thông qua hình thức gửi tin nhắn riêng tư hoặc viết quảng cáo sản phẩm trên các “content” có tính năng tự động biến mất sau 24 giờ đăng tải như Instagram Story hay Facebook Story nhằm thu hút nhiều lượt theo dõi.

Luật sư Lara Miller, Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược doanh nghiệp tại Liên minh chống hàng giả quốc tế (International AntiCounterfeiting Coalition), cho biết: “Các nền tảng ứng dụng mạng xã hội đang tạo ra rất nhiều cơ hội thuận lợi để những kẻ làm hàng giả lẩn trốn. “Tất cả chúng ta đang chơi trò đuổi bắt”. Báo cáo của Ghost Data nêu rõ những kẻ làm giả đã lợi dụng các tính năng như danh mục sản phẩm của WhatsApp, không được mã hóa và có sẵn thông qua tùy chọn “hồ sơ doanh nghiệp” của ứng dụng, để hiển thị sản phẩm của họ.

Theo chuyên gia Stroppa của Ghost Data, ông đã nhìn thấy xu hướng ngày càng tăng của các giao dịch giả mạo xuất hiện trên các nền tảng của công ty, thay vì liên kết với các trang web bên ngoài. Một số thương hiệu cao cấp vẫn cảnh giác về khả năng đối phó với những kẻ buôn bán hàng giả trên nhiều nền tảng trực tuyến lớn, từ các trang thương mại điện tử đến các ứng dụng mạng xã hội.

Năm 2020, Chanel, Lacoste và Gant đã rút khỏi một sáng kiến của Ủy ban châu Âu về tăng cường hợp tác giữa các thương hiệu và các trang web bao gồm eBay, Alibaba và Marketplace (của Facebook) để chống hàng giả, vì cho rằng nó không hiệu quả. Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm ngoái, Giám đốc tài chính của Chanel, Philippe Blondiaux, cho biết Chanel (hiện chỉ bán mỹ phẩm và nước hoa trên mạng trực tuyến) không tin Facebook hoặc Instagram là “môi trường thích hợp để bán các mặt hàng xa xỉ”. Ông cũng cho biết thêm rằng Chanel muốn có môi trường “an toàn cao” và thân thiết cho khách hàng của mình.

Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), buôn bán hàng giả trên toàn thế giới đạt doanh thu lên tới 464 tỷ USD trong năm 2019. OECD cho rằng sự bùng nổ thương mại điện tử trong giai đoạn 2020-2021 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh về nguồn cung cấp hàng giả trực tuyến. Các chuyên gia cho biết tình trạng gian lận đã “mọc lên như nấm” trong đại dịch COVID-19, trong khi luật pháp ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn không đủ để chống lại nó.

Chanel, Gucci và Prada tuyên bố cuộc chiến chống hàng giả của họ đã dẫn đến việc hàng trăm nghìn bài đăng trên mạng xã hội bị gỡ xuống vào năm ngoái, nhưng không bình luận cụ thể về các dịch vụ của Meta. Chủ sở hữu thương hiệu LVMH của Vuitton và Fendi, theo một hồ sơ cho biết là họ đã chi 33 triệu USD để chống hàng giả vào năm 2020, cũng từ chối bình luận về vấn đề này. Trong một vụ kiện của Meta chống Gucci hồi năm ngoái, nền tảng này đã phải đấu tranh từ năm 2015 để đóng tài khoản một phụ nữ ở Moscow bị cáo buộc bán hàng giả trên các dịch vụ thông qua mạng lưới hơn 150 tài khoản.

Đâu là giải pháp?

Các giám đốc pháp lý của Meta nói rằng việc truy quét những kẻ làm hàng giả là chìa khóa quan trọng khi công ty đang đẩy mạnh triển khai các kế hoạch thương mại. Hè năm ngoái, Mark Fiore, Giám đốc pháp lý và luật sư trưởng của Meta cho biết: “Vì thương mại đã trở thành ưu tiên chiến lược của công ty và khi chúng tôi đang xây dựng những trải nghiệm mua sắm mới, chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi muốn đảm bảo những trải nghiệm đó an toàn và đáng tin cậy cho các thương hiệu và cho cả người dùng”.

Thâm nhập chợ đồ hiệu giả trên mạng xã hội - Ảnh 3.

Louis Vuitton - thương hiệu xa xỉ bị làm giả nhiều nhất. Năm 2018, các sản phẩm của thương hiệu Pháp này chiếm hơn một nửa số hàng nhái tiêu thụ trên thị trường toàn cầu.

Với 3,59 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên các ứng dụng của mình, Meta hồi tháng 10-2021 đã tung ra một công cụ cập nhật cho các thương hiệu để tìm kiếm và báo cáo hàng giả trong các bài đăng, quảng cáo hoặc các tính năng kinh doanh, và cho biết họ thường phản hồi các khiếu nại về những vi phạm trong vòng 24 giờ. Trong một báo cáo gần đây, công ty cho biết họ đã xóa 1,2 triệu nội dung giả mạo trên Facebook, bao gồm cả các tài khoản, được người dùng báo cáo từ tháng 1 đến tháng 6-2021 và khoảng nửa triệu nội dung giả mạo trên Instagram. Trong khoản thời gian này, họ cũng đã chủ động xóa 283 triệu nội dung trên Facebook do vi phạm các quy tắc về hàng giả hoặc vi phạm bản quyền và dỡ bỏ khoảng 3 triệu nội dung đăng trên Instagram, trước khi chúng bị các thương hiệu báo cáo hoặc trước khi chúng xuất hiện trực tuyến.

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến nghi ngờ sự tích cực của Meta trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên các nền tảng mạng xã hội của họ. Một tài khoản bình luận: “Chà… tất cả đều là giả trong vũ trụ Meta (Metaverse), vậy tại sao phải phàn nàn (về hàng nhái thương hiệu) cơ chứ”. Hay, “Facebook, Instagram hợp tác chống hàng giả (?)… Ồ, không có chuyện đó đâu. Mọi thứ liên quan Facebook và Instagram đều là giả”, một tài khoản khác châm biếm.

Xem ra “chợ” đồ hiệu giả trên mạng xã hội vẫn là bài toán khó chưa tìm ra lời giải.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?

Nghĩ từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Nghĩ từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.