Chi 2,5 triệu gặp gỡ bạn bè, mua 5 chỉ vàng
Mai Trang (25 tuổi, nhân viên ngân hàng) từ thời điểm bắt đầu đi làm lại sau Tết đến bây giờ, ngày nào cũng thường xuyên đi ăn uống với đồng nghiệp và bạn bè. “Mình về quê ăn Tết 7 ngày nhưng chủ yếu đi với gia đình, gần như không có thời gian gặp gỡ bạn bè. Trước Tết, công việc cũng quá bận rộn nên mình không kịp đi ăn kết thúc năm cũ cùng đồng nghiệp. Do vậy, đây là thời điểm phù hợp nhất để ăn uống khai xuân”.
Từ ngày đi làm lại cho đến bây giờ đã khoảng 1 tuần, ngày nào cô bạn cũng có hẹn đi ăn hoặc uống cà phê cùng bạn bè, đồng nghiệp. Trung bình khoảng 250-300 nghìn cho những lần gặp gỡ, tính đến bây giờ cô bạn đã chi khoảng 2-2,5 triệu chỉ riêng đi ăn uống. “Có nhiều hội bạn cũng như đồng nghiệp cùng nhóm, cùng phòng rồi cũng đi ăn với những người ở ban phòng khác nữa nên mình có rất nhiều cuộc hẹn đi ăn”.
Cũng giống như Mai Trang, Trúc Linh (23 tuổi, làm trong lĩnh vực nhân sự) từ khi kết thúc kỳ nghỉ Tết, cô bạn chưa gặp gỡ bạn bè. Bởi vì lúc đó vẫn là thời gian đi làm chỉ có thể gặp bạn bè vào cuối tuần.“Thông thường, trong một lần hẹn gặp gỡ bạn bè, mình sẽ chi khoảng 200-300 nghìn đồng đối việc ăn uống, đi cà phê trò chuyện”.
Còn đối với Anh Trung (27 tuổi, nhân viên văn phòng) do đến ngày cuối cùng đi làm mới nhận thưởng năm 2022, cậu bạn ngay sau Tết đã chi tiêu khá nhiều. “Mình dùng tiền thưởng để đi mua 5 chỉ vàng ngày Thần Tài. Mình không có nhu cầu quá nhiều về chuyện đi chơi hay quần áo nên mua vàng để tích luỹ”.
Sau kỳ Tết thường mọi người sẽ bước vào khoảng thời gian không quá bận rộn như cuối năm do vậy đây cũng là thời điểm phù hợp để đi chơi với nhau. Bởi vì, giống như nhiều người thường bảo là Tháng Giêng là tháng ăn chơi.
Ánh Dương (22 tuổi, sinh viên đại học) chia sẻ rằng kết thúc kỳ nghỉ Tết cô vẫn tiếp tục vui chơi giải trí cũng như đi mua sắm nhiều hơn. “Thành thật mà nói, mình khá thích đi chơi, do vậy gần như quanh năm mình đều chi khá nhiều tiền cho khoản này. Song, thời điểm sau Tết, mình tiêu nhiều hơn một phần vì có lì xì do vậy tài chính cũng thoải mái hơn”.
Cô bạn 22 tuổi dành một phần tiền lì xì để chi tiêu còn lại dành cho tiết kiệm. Ánh Dương cho rằng việc chi tiêu sau Tết tuỳ thuộc quan điểm của mỗi cá nhân, có người thích đi chơi giải tỏa áp lực cũng có người thích tích luỹ. “Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Nhưng mọi người cũng nên tiêu vào những điều hợp lý. Chẳng hạn, mua những đồ cần thiết cũng như gặp gỡ những người thật sự cần thiết”.
Bên cạnh đó, theo Anh Trung, thường thời điểm này mọi người sẽ chi tiêu nhiều hơn sau Tết vì vẫn rơi vào trạng thái nghỉ lễ. Tâm lý nghỉ xả hơi, mặc định tiêu nhiều tiền hơn trong ngày lễ gần như là quan điểm của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, trong Tết thường mọi người sẽ rất bận rộn với gia đình của mình, do vậy ra Tết là thời điểm thích hợp nhất để chi tiêu nhiều hơn.
Trong khoảng thời gian này, mọi người dễ dàng rơi vào trạng thái muốn chi tiêu trả thù. Bởi vì trước và trong Tết hoàn toàn không có thời gian để chi tiêu.“Mình thấy cuối năm hay ngay cả trong Tết đều rất bận rộn. Mình đi mừng thọ, ở nhà với gia đình, gần như không gặp gỡ bạn bè và đồng nghiệp. Thời điểm đó mình cũng quá mệt mỏi nên không có năng lượng để mua sắm trực tiếp hay ngay cả trực tuyến. Lướt trang TMĐT cũng cảm thấy mệt”, Anh Trung chia sẻ.
Đồng quan điểm với Anh Trung, Mai Trang chia sẻ rằng ra Tết cô bạn có thời gian rảnh nhiều hơn. Đây là thời điểm Mai Trang không có quá nhiều việc, có thời gian để chi tiêu. Đồng thời, rất khó từ chối những lời rủ đi chơi của bạn bè.
“Đầu năm là thời điểm để đưa ra những mục tiêu và lên kế hoạch tài chính mới, tiết kiệm tiền cho 1 năm mới. Song, qua 1 năm làm việc mệt mỏi đến bây giờ mình mới có thời gian để có thể gặp gỡ và vui chơi giải trí. Do vậy, mình không thấy việc chi tiêu tháng Giêng là lãng phí”, Mai Trang chia sẻ.
Tháng 11, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, giá điện và giá nhà thuê là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng tăng lên.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.
Các lò giết mổ công nghiệp tại TP.HCM vẫn "ế" khách dù chi phí đầu tư cao và thành phố đã chấm dứt hoạt động giết mổ thủ công từ ngày 1/4/2023.
Không khí mua sắm hiện nay phần nào phản ánh nỗi lo lớn của doanh nghiệp về doanh số hàng Tết. Dự báo người Việt sẽ chi tiêu dè dặt và tiết kiệm hơn cho Tết 2025.
Việc áp dụng công nghệ trong thương mại điện tử (TMĐT) tạo ra những cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Năm 2025 sẽ đánh dấu một giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kết thúc vào ngày 30/11/2024, cạnh tranh trên thị trường ô tô Việt Nam sẽ càng gay gắt hơn.