Cơ chế, quy định vận hành nền kinh tế đòi hỏi phải phù hợp với thực tiễn hoạt động của thị trường. Nhưng không thể chạy theo thị trường và càng không thể bị lái bởi các nhóm lợi ích.
Trong bối cảnh trạng thái ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại mới chỉ hồi phục nhẹ, NHNN nhiều khả năng sẽ thực hiện các hợp đồng hoán đổi USD-VND nhằm cung cấp thanh khoản tiền đồng trên hệ thống...
Giá vàng trong nước đang giảm theo xu hướng giá vàng thế giới trong bối cảnh giá USD cũng giảm. Theo các chuyên gia, với việc Ngân hàng Nhà nước kìm chế tỷ giá, giá vàng trong nước sẽ giữ ổn định và không có đột phá.
Sau một tuần liên tục biến động, đa số chuyên gia tham gia khảo sát giá vàng dự báo, tuần tới giá vàng sẽ chững lại. Trong khi đó, trên thị trường tiền tệ, giá USD không còn biến động mạnh như đầu tháng 11/2022.
Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết nước này đã chi kỷ lục 6.350 tỷ yen (43 tỷ USD) để thực hiện các biện pháp can thiệp vào thị trường tiền tệ trong tháng 10/2022, trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn sự mất giá nhanh chóng của đồng nội tệ.
Theo các chuyên gia, khi USD tăng cao, đa số doanh nghiệp sẽ phải hy sinh một phần tài chính và rất ít bên có thể vừa đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng mà không đối mặt rủi ro tỷ giá.
Thị trường tiền tệ tuần qua đã rơi vào chuỗi ngày biến động mạnh. Theo đó, người nắm giữ USD lời lớn nhờ tỷ giá tăng. Trong khi đó, người mua vàng “méo mặt” vì chênh lệch mua vào - bán ra neo cao.
Lần đầu tiên các ngân hàng tăng giá USD lên mức cao nhất trong lịch sử. Dù trong ngày nghỉ, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh nâng tỷ giá trung tâm lên 23.400 đồng/USD. Sự trỗi dậy của đồng USD khiến thị trường vàng ảm đạm.
Phiên giao dịch ngày 30/9, giá USD ở ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do tăng mạnh. Điều này đã gây sức ép khiến giá vàng trong nước chững lại.
Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu luôn cần chủ động ứng phó với biến động tỷ giá để giảm rủi ro trong những tháng cuối năm.