Thứ bảy, 27/04/2024

Nhật Bản chi kỷ lục 43 tỷ USD để hỗ trợ đồng yen

04/11/2022 7:00 AM (GMT+7)

Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết nước này đã chi kỷ lục 6.350 tỷ yen (43 tỷ USD) để thực hiện các biện pháp can thiệp vào thị trường tiền tệ trong tháng 10/2022, trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn sự mất giá nhanh chóng của đồng nội tệ.

Con số này lớn hơn rất nhiều so với số tiền 2.840 tỷ yen mà Tokyo đã dùng để mua yen, bán USD trong lần can thiệp đầu tiên vào ngày 22/9/2022. Kể từ đó, các nhà chức trách Nhật Bản đã tiếp tục can thiệp khiến thị trường tài chính trở nên khó khăn. Bộ Tài chính Nhật Bản không tiết lộ bất kỳ bảng phân tích nào về số tiền được chi tiêu trong khoảng thời gian từ ngày 29/9 đến ngày 27/10.

Những lần can thiệp vào thị trường đều không được Chính phủ Nhật Bản thông báo chính thức, mà phần lớn là đồn đoán của thị trường. Sau khi đồng yen tăng lên gần 152 yen đổi 1 USD, các nguồn tin đã cho rằng Chính phủ Nhật Bản đã can thiệp vào ngày 21/10, dù cho các nhà đầu tư đều nhận định rằng động thái đó không thể đảo ngược xu hướng đồng yen ngày càng giảm trên thị trường khi chính sách tiền tệ của Nhật Bản và Mỹ tiếp tục "đi theo hai hướng khác nhau".

Các cơ quan quản lý tiền tệ của Nhật Bản dường như đã can thiệp một lần nữa trong ngày 24/10 khi đồng yen tăng giá chỉ trong vài phút so với đồng USD. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki đã cảnh báo về các biện pháp cần thiết đó sẽ được thực hiện để chống lại sự biến động quá mức của thị trường.

Động lực chính để chính phủ ra tay can thiệp là do khoảng cách giữa lãi suất của Nhật Bản và Mỹ ngày càng gia tăng, trong bối cảnh Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cho biết sẽ không nâng lãi suất trong thời gian tới, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được dự báo là sẽ tiến hành một đợt tăng lãi suất nữa trong cuộc họp chính sách vào cuối tuần này.

Izuru Kato, nhà kinh tế trưởng tại Totan Research, một tổ chức tư vấn của Nhật Bản, cho biết: “Đồng yen có thể sẽ suy yếu hơn nữa và xuyên thủng mốc 160 yen đổi 1 USD nếu không có các biện pháp can thiệp”. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng các biện pháp như vậy chỉ có thể làm chậm đà giảm của đồng yen.

Nhật Bản: Giá đồng yen để mất mốc quan trọng 150 yen/USD ...

Tính đến cuối tháng 9/2022, Nhật Bản có 1.240 tỷ USD dự trữ ngoại hối, bao gồm chứng khoán nước ngoài, tiền gửi và vàng cùng những tài sản khác. Chính phủ thực hiện các biện pháp can thiệp mua đồng yen, bán đồng USD bằng cách sử dụng các quỹ.

Đồng yên yếu được coi là một lợi ích cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, nhưng sự sụt giá nhanh chóng của đồng yen đã sức ép cho quốc gia khan hiếm tài nguyên này, làm tăng giá nhập khẩu năng lượng, nguyên liệu thô, thực phẩm và các hàng hóa khác.

Trước đó ngày 28/10, Chính phủ Nhật Bản đã công bố một gói kinh tế quy mô lớn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực do giá cả tăng cao cho người tiêu dùng, và hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh xung đột tại Ukraine (U-crai-na) và đồng yen yếu hơn. Tuy nhiên, chính phủ cũng hy vọng rằng việc đồng yen ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm so với đồng USD sẽ thúc đẩy sự phục hồi của du lịch trong nước.

Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến trên thị trường ngoại hối cùng với BoJ. Về phần mình, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda đã bác bỏ ý kiến cho rằng chương trình kiểm soát đường cong lợi suất của ngân hàng trung ương, nhằm giữ lãi suất ở mức thấp nhất, đã khiến đồng yen mất giá.

Theo Kyodo

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào 2/5 tới.

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của Ngân hàng Nhà nước.