Các đồng tiền Châu Á đồng loạt tăng giá, chuyên gia cảnh báo về "tư duy lỗi thời rằng USD là vua"
V.N (Theo Reuters)
07/05/2025 7:52 AM (GMT+7)
Làn sóng bán tháo USD tại châu Á là tín hiệu đáng ngại đối với đồng bạc xanh, khi các cường quốc xuất khẩu hàng đầu thế giới bắt đầu đặt dấu hỏi về xu hướng kéo dài hàng thập kỷ: Đầu tư thặng dư thương mại lớn vào tài sản Mỹ.
Ảnh minh họa: Đồng USD, đồng euro và một số đồng tiền Châu Á. Ảnh: Reuter.
Hiệu ứng lan tỏa từ đợt tăng kỷ lục của đồng đô la Đài Loan vào thứ Sáu và thứ Hai vừa qua giờ đã lan rộng, kéo theo sự tăng giá của các đồng tiền tại Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc và Hồng Kông.
Động thái này là lời cảnh báo cho đồng USD, vì nó cho thấy dòng tiền đang đổ mạnh vào châu Á và một trong những trụ cột chính từng hỗ trợ đồng USD đang lung lay.
Dù ngày thứ Ba mang lại phần nào sự ổn định sau cú nhảy vọt 10% trong hai ngày của đồng tiền Đài Loan, đồng đô la Hồng Kông lại đang thử thách ngưỡng mạnh trong cơ chế neo tỷ giá, còn đô la Singapore đã vọt lên gần mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.
"Với tôi, chuyện này giống như một cuộc khủng hoảng châu Á… nhưng đảo ngược" - Louis-Vincent Gave, người sáng lập Gavekal Research, nói trong một podcast, ám chỉ tốc độ thay đổi chóng mặt của tỷ giá.
Năm 1997–1998, làn sóng tháo chạy vốn đã nhấn chìm các đồng tiền từ Thái Lan đến Indonesia và Hàn Quốc, để lại hậu quả khiến khu vực quyết tâm tích trữ USD trong những năm sau đó.
"Từ sau khủng hoảng châu Á, tiết kiệm tại châu Á không chỉ rất lớn, mà còn thường được tái đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ. Nhưng giờ đây, đột nhiên, chiến lược đó không còn là ‘một chiều thắng chắc’ như trước nữa" - Gave nói.
Tại Đài Loan, các nhà giao dịch báo cáo gặp khó khăn trong việc thực hiện giao dịch vì làn sóng bán USD quá mạnh, và suy đoán rằng hành động này đã được ngân hàng trung ương ít nhất là ngầm ủng hộ. Các nhà môi giới cũng ghi nhận khối lượng giao dịch lớn ở các thị trường châu Á khác.
Cốt lõi của sự đứt gãy này, theo các chuyên gia, là do chính sách thuế quan mạnh tay của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khiến giới đầu tư giảm niềm tin vào đồng USD và làm đảo lộn dòng vốn thương mại chảy vào tài sản Mỹ theo hai hướng:
"Chính sách của ông Trump đã làm suy yếu niềm tin thị trường vào hiệu suất của tài sản định danh bằng USD" - Gary Ng, kinh tế trưởng tại Natixis, nhận xét. Một số người thậm chí còn suy đoán về khả năng tồn tại một “thỏa thuận Mar-a-Lago” – được đặt tên theo khu nghỉ dưỡng xa hoa của ông Trump ở Florida – nhằm cố tình làm suy yếu đồng USD.
Văn phòng Đàm phán Thương mại Đài Loan phủ nhận rằng cuộc đàm phán thuế quan tại Washington tuần trước có bàn tới vấn đề tỷ giá.
Khi lời đồn trở thành hiện thực
Các kho dự trữ USD lớn nhất châu Á tập trung ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore – tổng cộng lên đến hàng nghìn tỷ USD.
Riêng tại Trung Quốc, lượng tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng (chủ yếu là USD, phần lớn do doanh nghiệp xuất khẩu nắm giữ) đạt 959,8 tỷ USD vào cuối tháng Ba – cao nhất trong gần ba năm.
Ngoài ra còn có các khoản đầu tư sử dụng các đồng tiền có chi phí vay thấp này, cộng với việc các quỹ hưu trí và bảo hiểm đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu Mỹ mà thường chỉ phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở mức tối thiểu do chi phí cao.
Từ nhiều phía, có dấu hiệu cho thấy quan điểm về đồng USD đang thay đổi. Goldman Sachs cho biết trong một ghi chú hôm thứ Ba rằng khách hàng đầu tư gần đây đã chuyển từ vị thế "bán khống nhân dân tệ" sang "mua vào", nghĩa là họ đang bán USD vì dự đoán sẽ còn suy yếu.
Robin Xing, Kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Morgan Stanley, nhận định rằng tuyên bố áp thuế ngày 2/4 của ông Trump – gọi là “Ngày giải phóng” – là lời cảnh tỉnh buộc nhà đầu tư phải phòng ngừa rủi ro hoặc thậm chí bán tháo tài sản Mỹ.
"Về trung và dài hạn, tôi nghĩ mọi người bắt đầu nghĩ đến chuyện đa dạng hóa tài sản, thay vì cứ mắc kẹt trong tư duy lỗi thời rằng USD là vua".
Một chiến lược phổ biến từng được xem như “máy in tiền không ngừng” – mua USD giá rẻ trên thị trường kỳ hạn đô la Hồng Kông – cũng đang đảo chiều, vì chiến lược này dựa trên giả định rằng tỷ giá HKD sẽ ổn định.
"Các quỹ vĩ mô và nhà đầu tư có đòn bẩy đang nắm giữ hàng trăm tỷ USD trong thương vụ kỳ hạn HKD ‘miễn phí rủi ro’, giờ đây đang phải tháo chạy," theo Mukesh Dave, Giám đốc đầu tư tại Aravali Asset Management (Singapore).
Cơ quan tiền tệ Hồng Kông – ngân hàng trung ương trên thực tế của đặc khu này – cho biết hôm thứ Hai rằng họ đang giảm kỳ hạn trái phiếu chính phủ Mỹ và đa dạng hóa dự trữ sang tài sản phi Mỹ.
Sự tăng giá của trái phiếu tại châu Á cũng cho thấy dòng vốn của nhà xuất khẩu và các quỹ dài hạn có thể đang hồi hương.
"Lời đồn về việc hồi hương vốn giờ đang thành hiện thực," Parisha Saimbi – chiến lược gia tỷ giá và trái phiếu khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại BNP Paribas ở Singapore – nhận định, khi nhà đầu tư và doanh nghiệp đang hoặc tháo lui, hoặc vội vã phòng vệ rủi ro tỷ giá.
"Dù dưới hình thức nào, tất cả đều cho thấy lực đỡ cho USD đang dịch chuyển và đi xuống... Điều đó cho thấy quá trình phi USD hóa đang diễn ra."
UBS ước tính rằng nếu các công ty bảo hiểm Đài Loan nâng tỷ lệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá lên mức trung bình của giai đoạn 2017–2021, thị trường có thể chứng kiến lượng bán USD trị giá khoảng 70 tỷ USD.
Tất nhiên, Ngân hàng Trung ương Đài Loan đã cam kết sẽ ổn định tỷ giá đồng nội tệ, và ngay cả lãnh đạo hòn đảo này cũng hiếm hoi lên sóng video để khẳng định tỷ giá không phải là một phần trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Tuy nhiên, thị trường dường như đã lên tiếng bằng hành động.
Brent Donnelly, nhà giao dịch kỳ cựu và Chủ tịch công ty phân tích Spectra Markets cho biêt: "Nhu cầu USD từ châu Á và mong muốn hỗ trợ đồng USD từ các ngân hàng trung ương châu Á đang suy yếu".
Bitcoin đã vọt lên gần 112.000 USD vào cuối ngày thứ Tư 9/7 khi ngày càng nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm để tìm kiếm lợi nhuận, cùng với lực mua đều đặn từ các tổ chức tài chính, khi giới tài chính truyền thống dần chấp nhận đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới.
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có hơn 117 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID tính đến ngày 13/6/2025, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một CEO kiêm nhà sáng lập Startup cảnh báo, không ít người trung lưu đang liều lĩnh chạy theo hình ảnh hào nhoáng, vay nợ để "sống ảo", thay vì thực sự xây dựng tài sản lâu dài.
Nếu bạn vẫn đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp nhưng lo lắng rằng mình đã “quá tuổi”, thì đây chính là lời khẳng định bạn cần: Hãy bắt đầu ngay bây giờ, không có thời điểm nào tốt hơn — bất kể bạn bao nhiêu tuổi, theo Entrepreneur.
Sau nhiều tháng đồn đoán và nhiều đề nghị từ các nhà đầu tư Mỹ, TikTok chi nhánh Mỹ có thể sắp có chủ mới. Tổng thống Donald Trump mới đây tiết lộ rằng đã có người mua tiềm năng, và ông sẽ công bố trong hai tuần tới – một động thái có thể cứu lấy tương lai lâu dài của ứng dụng này tại Mỹ.
Bitcoin đã vọt lên gần 112.000 USD vào cuối ngày thứ Tư 9/7 khi ngày càng nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm để tìm kiếm lợi nhuận, cùng với lực mua đều đặn từ các tổ chức tài chính, khi giới tài chính truyền thống dần chấp nhận đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới.
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có hơn 117 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID tính đến ngày 13/6/2025, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một CEO kiêm nhà sáng lập Startup cảnh báo, không ít người trung lưu đang liều lĩnh chạy theo hình ảnh hào nhoáng, vay nợ để "sống ảo", thay vì thực sự xây dựng tài sản lâu dài.
Nếu bạn vẫn đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp nhưng lo lắng rằng mình đã “quá tuổi”, thì đây chính là lời khẳng định bạn cần: Hãy bắt đầu ngay bây giờ, không có thời điểm nào tốt hơn — bất kể bạn bao nhiêu tuổi, theo Entrepreneur.
Sau nhiều tháng đồn đoán và nhiều đề nghị từ các nhà đầu tư Mỹ, TikTok chi nhánh Mỹ có thể sắp có chủ mới. Tổng thống Donald Trump mới đây tiết lộ rằng đã có người mua tiềm năng, và ông sẽ công bố trong hai tuần tới – một động thái có thể cứu lấy tương lai lâu dài của ứng dụng này tại Mỹ.