Hà Nội sắp cưỡng chế 61 công trình hộ gia đình, cá nhân thực hiện dự án tu bổ di tích gò Đống Thây
Hoàng Thành
06/05/2025 1:00 PM (GMT+7)
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Ngày 6/5, UBND quận Thanh Xuân, TP Hà Nội thông tin, trong 2 ngày (21
và 22/5 tới), UBND quận sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp
không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch
sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Di tích Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) được TP Hà Nội giao quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư lập và thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo. Ảnh: Ngọc Huyền
Theo đó, UBND quận Thanh Xuân tiến hành cưỡng chế thu hồi 4.283m2 đất và công
trình trên đất của 61 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền và bàn
giao mặt bằng (trong đó có 56/58 trường hợp đã có trong Kế hoạch số 84/KH-UBND
ngày 21/2/2024 của UBND quận Thanh Xuân (2 trường hợp đã nhận tiền và bàn giao
mặt bằng) để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây.
Địa điểm cưỡng chế, tại khu đất nằm trong chỉ giới thu hồi đất
giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống
Thây thuộc phường Thanh Xuân Trung (ngõ 12 đường Khuất Duy Tiến).
Theo kế hoạch, quận sẽ cưỡng chế gồm 61 công trình hộ gia đình, cá nhân, trong đó 52 trường hợp tháo dỡ toàn bộ công trình; 9 trường hợp cắt xén.
Ngày 21/5, quận sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi đất và công trình trên đất đối với 33 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.
Ngày 22/5, quận sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi đất và công trình trên đất đối với 28 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.
Từ nay đến ngày cưỡng chế, UBND quận tiếp tục vận động, tuyên truyền, đối thoại với hộ gia đình, cá nhân bị cưỡng chế.
Phối cảnh dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Trước đó, hàng chục hộ dân ở quận Thanh Xuân treo băng rôn khắp mọi ngả đường quanh khu di tích lịch sử gò Đống Thây nhằm phản đối chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích này.
Khu di tích Gò Đống Thây đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (trước đây là Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch) công nhận di tích lịch sử tại Quyết định số 993-QĐ ngày 28/9/1990.
Khu vực Gò Đống Thây ngày xưa thuộc cánh đồng làng Cự Chính - Nhân Mục, là một vùng sình lầy, rậm rạp rộng lớn ven sông Tô Lịch.
Qua thời gian, miền đất này được nhân dân cần cù khai khẩn đất thành đồng ruộng, xóm làng và có tên Nôm "Kẻ Mọc" gồm 12 làng, sau này còn có tên chữ là Nhân Mục.
Đây là nơi gắn liền với chiến công của nghĩa quân Lam Sơn khi giải phóng thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay), đưa dân tộc ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh vào thế kỷ 15.
Sau hai trận đánh oanh liệt năm 1426 kể trên, nhân dân địa phương đã lưu truyền đến ngày nay là "Gò Thất Tinh", "Khu mả Thất Tinh" và dần trở thành cái tên thông dụng như ngày nay: "Gò Đống Thây" - ý nói thây giặc chất nhiều thành đống, thành gò.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.