Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của cư dân và các tổ chức kinh tế năm 2023 đạt hơn 13,5 triệu tỷ đồng, đây là mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.
Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thời điểm này những năm trước khối ngành tài chính - ngân hàng đã xôn xao “khoe” thưởng tết. Tuy nhiên, năm nay tình hình lại khá im ắng.
Bất chấp nỗ lực giảm lãi suất cùng nhiều gói tín dụng ưu đãi để tăng cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhiều ngân hàng vẫn “ế vốn”.
Ngân hàng Nhà nước đã hút về 30.000 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu. Theo giới phân tích, động thái này có thể được xem như là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống, và không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ.
Tết Nguyên đán Quý Mão: Ngân hàng Nhà nước liên tục ế vốn trên thị trường mở, lãi suất qua đêm giảm sâu... là hai trong những chỉ báo cho thấy hệ thống ngân hàng đang trở về giai đoạn thừa tiền.
Mức giảm đến 1% với lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng thương mại. Lãi suất cho vay của ngân hàng phục vụ một số ngành sản xuất kinh doanh cũng giảm xuống đến 5%/năm.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần nhất quán, kiên trì, kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành để thực hiện mục tiêu này.
Các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán VnDirect kỳ vọng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng sẽ giảm dần về mức 6,7% và 7,5% vào cuối năm 2023.
Thị trường tiền tệ đầu năm 2023 đang diễn biến tích cực. Trong khi lãi suất huy động của tất cả các nhà băng đều quay đầu giảm xuống dưới 10%/năm thì tiền gửi VND vẫn tiếp tục chảy vào hệ thống.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát; góp phần ổn định vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế; sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của tổ chức tín dụng.