Thứ năm, 21/11/2024

Vì sao lượng tiền gửi ngân hàng năm 2023 lên đến hơn 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất lịch sử?

08/01/2024 4:01 PM (GMT+7)

Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của cư dân và các tổ chức kinh tế năm 2023 đạt hơn 13,5 triệu tỷ đồng, đây là mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.

Thông tin tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước sáng 8/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2023, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của cư dân và các tổ chức kinh tế đạt hơn 13,5 triệu tỷ đồng, là mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. Điều này cho thấy thu nhập của người dân được cải thiện và niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Đây là nguồn lực lớn để phát triển đất nước.

Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 4 lần điều chỉnh giảm liên tục các mức lãi suất điều hành; quyết liệt điều hành tăng trưởng tín dụng trong quý IV và cuối năm 2023. Đến ngày 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 13,71% so với cuối năm 2022.

Vì sao lượng tiền gửi ngân hàng năm 2023 lên đến hơn 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất lịch sử?- Ảnh 1.

Giao nhiệm vụ cho ngành ngân hàng, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn ngân hàng thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn với doanh nghiệp và người dân trong lúc khó khăn.. Ảnh: VGP

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết kết thúc năm 2023, ngành ngân hàng cơ bản đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối. Đáng chú ý, mặt bằng lãi suất đã trở về mức trước dịch Covid-19.

Năm 2023, VND chỉ mất giá khoảng 2,9% và là một trong những đồng tiền ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Phát biểu giao nhiệm vụ năm 2024, Thủ tướng cho rằng ngành ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong phản ứng chính sách kịp thời, đúng thời điểm. Phải thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn với doanh nghiệp và người dân trong lúc khó khăn; coi trọng công tác thanh tra, giám sát. Hoạt động ngân hàng chấp nhận có rủi ro nhưng cần lưu ý các công cụ kiểm soát rủi ro.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt "5 quyết tâm" mà Chính phủ đã xác định trong năm 2023: khắc phục khó khăn, vượt qua mọi thách thức; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm người dân, doanh nghiệp được hưởng thụ thật và quyết tâm cao nhất để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024.

Vì sao lượng tiền gửi ngân hàng năm 2023 lên đến hơn 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất lịch sử?- Ảnh 2.

Lượng tiền gửi ngân hàng năm 2023 lên đến hơn 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất lịch sử. Ảnh: TL

Trong năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng yêu cầu toàn ngành ngân hàng: "Không để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, không để ách tắc trong lưu thông tiền tệ. Không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốn khi cần sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng; không để tiêu cực, tham nhũng, sơ hở trong quản lý hệ thống ngân hàng.

Phải làm sao phát triển hệ thống ngân hàng nhanh, toàn diện, bao trùm bền vững, góp phần quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đồng thời lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần điều hành cân bằng hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng và lạm phát.

Thủ tướng cũng hoan nghênh cơ quan điều hành tiền tệ đã có cơ chế mới đối với việc điều hành tín dụng năm, khi giao ngay toàn bộ 15% hạn mức tín dụng từ ngày 1/1 cho tất cả các ngân hàng. Thủ tướng nhắc lại yêu cầu quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; để người dân, doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng đúng và trúng hơn. Trong đó, tập trung vốn cho những lĩnh vực ưu tiên, mới nổi như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, hạ tầng chiến lược, hạ tầng y tế, y tế giáo dục…

Vì sao lượng tiền gửi ngân hàng năm 2023 lên đến hơn 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất lịch sử?- Ảnh 3.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, năm 2023, VND là một trong những đồng tiền ổn định trong khu vực và trên thế giới. Ảnh: VGP

Cùng với đó, nhiệm vụ được nhấn mạnh là thực hiện hiệu quả Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025"; hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại kỳ họp tiếp theo.

Bảo đảm kinh doanh hiệu quả, an toàn, lành mạnh, Thủ tướng mong muốn các ngân hàng chia sẻ hơn nữa với người dân và doanh nghiệp; thúc đẩy hơn nữa niềm tin của người dân và doanh nghiệp; để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi hơn.

Không để người dân gửi tiết kiệm mà ngân hàng giới thiệu sản phẩm khác

Thủ tướng lưu ý tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiền thì nhân viên ngân hàng lại giới thiệu những kênh đầu tư có lãi suất, lợi nhuận cao hơn nhưng nhiều rủi ro.

Quan điểm của Chính phủ là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng xử lý nghiêm những hành vi sai phạm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.