Chủ nhật, 24/11/2024

Thích ứng với đại dịch và bài học về văn hóa doanh nghiệp

09/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, văn hóa doanh nghiệp tác động đến kết quả kinh doanh và tài chính của công ty, đặc biệt hiệu quả trong bối cảnh thiên tai, dịch dã.


Trong bối cảnh bình thường mới, thích ứng an toàn với dịch Covid-19, các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi, thích ứng linh hoạt để tiếp tục tồn tại và phát triển. Gần 2 năm chịu tác động tàn phá của dịch Covid-19, một trong những bài học được rút ra là tạo dựng văn hóa trong doanh nghiệp, điển hình là việc xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, chăm lo sức khỏe, an sinh cho người lao động, cũng như tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động. 

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt có những thời điểm liên tục gia hạn phong tỏa, Tập đoàn Tân Hiệp Phát với hơn 1.000 lao động đã không thể lên một kế hoạch dài hơi cho quá trình chống chọi với dịch bệnh thời gian đầu của dịch. Mặc dù vậy, khi đặt an toàn cho người lao động lên hàng đầu thì tình hình đã trở nên hoàn toàn khác, nhất là khi thực hiện biện pháp 3 tại chỗ. Theo đó, doanh nghiệp áp dụng kỷ luật trong lao động một cách nghiêm túc, yêu cầu tuân thủ 5K một cách tuyệt đối, phạt nặng với các hành vi không thực hiện biện pháp phòng dịch theo quy định...  từ đó tạo thói quen cho người lao động trong tình hình mới.

Theo bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, khi bước sang trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp buộc phải giải bài toán làm mới mô hình sản xuất kinh doanh và kiến tạo văn hóa trong nhà máy, công xưởng... Theo đó, doanh nghiệp thực hiện mô hình nhà máy xanh an toàn, người lao động được tiêm ngừa đầy đủ và xét nghiệm thường xuyên theo đúng quy định của Bộ Y tế. Cùng với đó, đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ hơn như: thực hiện họp qua zoom, các hoạt động đào tạo, ký duyệt… đều được đưa lên nền tảng số; hạn chế họp, thực hiện tương tác xuyên suốt từ trên xuống dưới.

Thích ứng với đại dịch và bài học về văn hóa doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Song song đó, doanh nghiệp luôn lắng nghe những đề xuất của cán bộ công nhân viên và người lao động để có những điều chỉnh hợp lý trong vận hành công việc… Chính những yếu tố này giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ trong tâm dịch cũng như trong bối cảnh hiện nay.

Trong giai đoạn thách thức cũng như hiện nay, doanh nghiệp luôn cho nhân viên thể hiện rõ tinh thần làm chủ công việc trong mọi hoàn cảnh. Có những nhân viên làm việc ở nhà và làm trực tiếp, nhưng không khác biệt và xao lãng. Tất cả nhân viên luôn trong tâm thế thể hiện tinh thần anh ngã thì luôn có tôi phía sau hỗ trợ. Tinh thần này rất quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và duy trì sản xuất được cho đến hôm nay.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, văn hóa doanh nghiệp tác động đến kết quả kinh doanh và tài chính của công ty, đặc biệt hiệu quả trong bối cảnh thiên tai, dịch dã. Việc tạo môi trường làm việc hiệu quả, tăng cường gắn kết của cán bộ, công nhân viên, kết nối doanh nghiệp và người lao động là cách thức bền vững để duy trì sản xuất, kinh doanh. Văn hóa mạnh cũng là yếu tố giữ chân nhân sự, khiến họ tình nguyện, sát cánh trong những giai đoạn khó khăn nhất và muốn gắn bó cùng doanh nghiệp cả đời.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, thời gian qua, dịch bệnh làm bộc lộ rất nhiều hạn chế của doanh nghiệp trong công tác chăm lo sức khỏe, an sinh cho người lao động. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu giải bài toán tìm nguồn lao động sau dịch. Thực tế có hàng triệu lao động đã về quê tránh dịch. Nó đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa về đảm bảo điều kiện về sinh kế, tinh thần, cũng như vật chất cho lao động, để họ yên tâm đồng hành với doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn.

Cùng với đó là đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong quy trình sản xuất nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa công nhân, những người lao động với nhau. Đối với khách hàng, đối tác cũng cần thiết lập nên những quy trình giao dịch mới và được điều chỉnh để phù hợp với trạng thái bình thường mới. Khi đó sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện biện pháp an toàn sản xuất cũng như trong cung ứng dịch vụ.

Thích ứng với đại dịch và bài học về văn hóa doanh nghiệp - Ảnh 2.

Trong bối cảnh hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần xác định và tạo lập hình thành một mô hình để thích ứng.

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình khẳng định, đại dịch Covid-19 là dịp để doanh nghiệp nhìn lại mình, từ đó củng cố văn hóa doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho công ty. 

"Rất nhiều doanh nghiệp vì những khó khăn riêng cũng chỉ thực hiện được một vài biện pháp, nhưng tôi nghĩ rằng trong tương lai rất nhiều doanh nghiệp sẽ nhìn lại quá trình vừa qua và từ đó có những biện pháp để nâng cao khả năng chống chọi trước dịch bệnh có thể kéo dài hơn nữa, và vẫn có thể quay trở lại" - ông Bình chỉ rõ.

Đồng tình với quan điểm này, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu quan điểm, những cuộc khủng hoảng trong tương lai luôn luôn đòi hỏi việc tuân thủ kỷ luật, tinh thần đồng tâm đoàn kết, sẻ chia như một giá trị, một phẩm chất cần thiết. Vấn đề này sẽ trở thành một đặc trưng văn hóa của các doanh nghiệp mà ở đó người lao động là một chủ thể rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển. Qua dịch bệnh càng cho thấy rất rõ hơn vai trò của người lao động, bởi không có họ thì dù doanh nghiệp được ứng dụng công nghệ ở mức độ nào cũng khó có thể tồn tại.

Ông Hiểu nêu ý kiến: "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nếu các doanh nghiệp không đánh giá đúng, không coi trọng vai trò của người lao động, bằng các chính sách chăm lo hỗ trợ kịp thời, kể cả lúc chưa khủng hoảng, đến lúc khủng hoảng thì có thể doanh nghiệp đó sẽ bị thất thoát người lao động khi gặp khủng hoảng. Ở nơi nào mà có những khu chung cư, ký túc xá cho người lao động thì nơi đó thì người lao động thường ít trở về quê. Điều đó đặt ra vấn đề nhà ở cần phải được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết. Đấy là trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của xã hội, doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa để đảm bảo cho người lao động thực sự an cư lạc nghiệp".


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?