Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trong 8 tháng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thịt đạt hơn 681.700 tấn, trị giá đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, nhập khẩu thịt lợn đạt hơn 256.800 tấn, trị giá đạt hơn 507,8 triệu USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 83,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Thịt gà đông lạnh đạt hơn 167.800 tấn, trị giá đạt hơn 148,8 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo thời gian tới, lượng nhập khẩu thịt lợn đông lạnh tiếp tục tăng nhanh, do các nước xuất khẩu lớn như EU, Brazil... dư thừa về sản lượng (thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc giảm nhập khẩu), có giá rẻ hơn so với giá thành sản xuất của Việt Nam.Theo Cục Chăn nuôi, trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm chăn nuôi ước trên 2,7 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật là 1,12 tỷ USD, tăng 28,6%.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định: Nếu so sánh về lượng nhập khẩu thịt thì năm 2020 chúng ta nhập nhiều hơn năm 2021 rất nhiều.
Đặc biệt là sau khi khủng hoảng giá và mất cân đối cung cầu do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, Bộ NNPTNT đã cho nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về từ ngày 12/6/2020 đến 1/7/2021 đã tạm dừng việc nhập mặt hàng này.
Theo ông Trọng, khi nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ tính toán sử dụng vào các phân khúc thị trường thấy hiệu quả mới nhập, việc này không ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước.
"Đây là cơ chế thị trường rất bình thường, lúc thừa có thể xuất khẩu, lúc thiếu thì nhập về", ông Trọng nói.
Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn nhập khẩu thịt lợn đông lạnh về để phục vụ chế biến, bởi thực tế hiện nay người tiêu dùng của chúng ta vẫn giữ thói quen sử dụng thịt nóng (nguồn thịt trong nước) là chính.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho hay: Hiện việc nhập khẩu thịt lợn về giảm nhiều, vì giá lợn hơi trong nước thấp và giá lợn hơi tại Trung Quốc cũng thấp khoảng 35.000 đồng/kg như thế chỉ ngang với Việt Nam.
"Chúng ta phải xác định cạnh tranh ngay trên sân nhà. Với gần 100 triệu dân, khoảng 20 triệu khách du lịch, chúng ta phải tạo ra được các sản phẩm có giá cạnh tranh, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng cao thì mới cạnh tranh được các sản phẩm nhập khẩu", Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh.
Về nhập khẩu các sản phẩm thịt tăng trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, do Việt Nam đã vào WTO, hội nhập mở rộng. Tuy nhiên, Bộ sẽ chỉ đạo Cục Thú y cân nhắc vấn đề này để đảm bảo sản xuất trong nước có hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới.
Về xuất khẩu, trong 9 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi Việt Nam ước đạt 345 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong số đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 87 triệu USD, tăng 20,9%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 76 triệu USD, tăng 18,2%. Số liệu này chưa tính kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong tháng 9/2021, giá lợn hơi tại Trung Quốc trung bình tiếp tục giảm, ở mức tương đương 49.700 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Trung Quốc sẽ tiếp tục mua thịt lợn dự trữ để hỗ trợ giá cho người chăn nuôi. Trung Quốc đã mua hơn 50.000 tấn thịt trong tháng 7/2021. Dự báo năm 2022, sản lượng lợn hơi của Trung Quốc sẽ giảm 5% do trong năm 2021 giá lợn giảm và dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, dẫn đến việc giết mổ nhiều và việc tái đàn chậm trễ.
Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nước này vừa hạ mục tiêu quy mô đàn lợn nái trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn cung và ổn định giá thịt lợn, đạt khoảng 41 triệu con trong giai đoạn 2021 – 2025 và sẽ không thấp hơn 37 triệu con.
Theo báo cáo của USDA, tại Mỹ giá thịt lợn giao kỳ hạn vào mùa thu và mùa đông đang cao hơn so với giá giao ngay. Trong tháng 9/2021 giá thịt lợn tăng do nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn vì giá thịt bò cao và nguồn dự trữ thịt lợn đông lạnh hạn hẹp, nguồn cung thịt lợn vào mùa thu dự báo giảm 3%, dự báo giá sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
USDA dự báo sản lượng thịt lợn của EU năm 2021 tiếp tục tăng. Trong khi xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc và Anh đang giảm, thì xuất khẩu sang các thị trường châu Á tăng như Philippines và Việt Nam.
Tuy nhiên, USDA dự báo năm 2022 sản lượng thịt lợn của EU sẽ giảm do giá thịt giảm và nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Trung Âu.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.