Nhờ vào tác động của mạng xã hội, sức lan tỏa của các món ăn, thức uống ngày càng lớn. Cứ 3 người Việt thì có ít nhất 2 người đu trend ẩm thực đường phố. Tuy nhiên, các trend ẩm thực này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Khoảng 40% người tiêu dùng trong nước tham gia khảo sát cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm mua sắm trong năm nay. Điều này càng khiến cuộc cạnh tranh bán hàng giữa các doanh nghiệp ngày càng "khốc liệt" hơn trước bài toán thâm nhập, chinh phục người tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường.
Gần 1/3 số người tiêu dùng được khảo sát cho biết mức chi tiêu mua sắm năm 2024 sẽ tăng hơn chút ít so với năm 2023, còn trên 40% người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm mua sắm, 30% còn lại cho biết không thay đổi sức mua so với năm 2023.
Trong xu thế thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng năm nay, các sản phẩm trang trí giá rẻ, phục vụ trẻ em như: quả châu, ruy băng, đèn nháy, nơ cài tóc, mũ Noel... được nhiều người lựa chọn.
Năm nay, ảnh hưởng kinh tế khó khăn, nhiều người tiêu dùng tại TP.HCM thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu nên sức mua cây thông Noel, các vật dụng trang trí Giáng sinh... có xu hướng giảm.
Đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2024 đã được Chính phủ đồng ý. Bước tiếp theo là chờ Quốc hội thông qua.
Người Việt đã 'móc hầu bao' gần 4,6 triệu tỷ đồng cho chi tiêu trong 9 tháng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 16% và du lịch lữ hành tăng 47,7%.
Trong mọi nền kinh tế, thị trường tiêu dùng nội địa luôn đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Trước dự báo tăng trưởng giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2023 của Việt Nam chỉ vào khoảng 9-10% (so với 14% của năm 2022), việc nhận diện và cập nhật thị trường nội địa là rất cần thiết.