Kết quả cuộc khảo sát người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao 2024 được công bố hôm qua (7/3) là một kết quả rất đáng suy ngẫm: Trong bối cảnh kinh tế được đánh giá đang phục hồi dần, nhưng vẫn có trên 40% người tiêu dùng trong nước tham gia khảo sát cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm mua sắm.
Trong khi đó, chỉ khoảng gần 1/3 số người tiêu dùng được khảo sát (30%) cho biết mức chi tiêu mua sắm năm 2024 sẽ tăng hơn chút ít so với năm 2023, và 30% người tiêu dùng cho biết không thay đổi mức mua sắm so với năm 2023.
Đánh giá về kết quả khảo sát này, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, thẳng thắn, có thể thấy thời gian trước mắt, ít nhất là 6 tháng đầu năm 2024 vẫn là chặng đường khó khăn đối với doanh nghiệp Việt trước bài toán thâm nhập, chinh phục người tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường.
"Khi thu nhập của người dân giảm, đặc biệt với người lao động khu vực các nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài vẫn còn đang gặp khó khăn. Một khi thu nhập của họ sụt giảm thì việc tiếp tục cắt giảm mua sắm là khó tránh khỏi", bà Kim Hạnh, nhận định.
Cũng theo bà Vũ Kim Hạnh, trong khi sức mua thấp, DN bán hàng kém, thì các tổng kho lớn đã được xây dọc biên giới phía Bắc và hàng tiêu dùng Trung Quốc đã tăng lượng bán xuyên biên giới. Lợi thế của họ là chất lượng ổn, giá rẻ, vận chuyển nhanh, mẫu mã đa dạng sẽ tạo nên sức cạnh tranh đầy khốc liệt trong giai đoạn khó khăn này.
Dẫn chứng một ví dụ, có mặt hàng cũng tương tự về mẫu mã nhưng hàng sản xuất trong nước có mức giá tới 300 nghìn đồng/sản phẩm, nhưng mặt hàng tương tự của Trung Quốc chỉ trên dưới 90 nghìn đồng/sản phẩm.
"Tôi không hiểu sao mà họ có thể có sản phẩm cạnh tranh khốc liệt như thế", bà Hạnh nói.
Ông Nguyễn Văn Phượng, phụ trách chương trình khảo sát bình chọn HVNCLC, cũng cho biết "thói quen" tiêu dùng đã thay đổi lớn sau đại dịch Covid-19.
Theo ông Phượng, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang phát triển thực sự về chiều sâu. Người tiêu dùng không chỉ coi trọng các yếu tố chất lượng cảm nhận, độ bền, giá cả, mà ngày càng quan tâm đến sản phẩm tốt cho sức khỏe.
“Bên cạnh đó, trong bối cảnh thế giới với nguồn tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng, biến đổi khí hậu đang ngày một xấu… nên hầu hết các báo cáo, nghiên cứu đều nhận định: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Từ đó, các xu hướng này sẽ chi phối và thúc đẩy việc phát triển kinh tế phải đảm bảo cho các nguồn lực tự nhiên được tiết kiệm, phát huy hiệu quả, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và môi trường sống trong tương lai”, ông Phượng, nhấn mạnh.
Trước bối cảnh hoạt động bán lẻ hàng hóa vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi người tiêu dùng tiếp tục "thắt chặt hầu bao" thì việc tìm động lực cho lĩnh vực này khởi sắc hơn là rất quan trọng.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, nhìn vào kết quả khảo sát năm 2024 của Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, có thể thấy một đặc điểm khá rõ nét là các kênh bán lẻ truyền thống (GT) hiện vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt là cửa hàng chuyên/cửa hàng tạp phẩm/đại lý trong việc cung ứng hầu hết các loại sản phẩm tiêu dùng do những hấp lực về chất lượng, giá cả, đặc biệt là sự thuận tiện hay sự thân thiện của người bán.
Theo đó, các kênh GT thích ứng cách linh hoạt các phương thức bán hàng mới, ngày càng chuyên nghiệp như cho phép đặt hàng qua Zalo, thanh toán (không dùng tiền mặt) qua ví điện tử hay chuyển khoản qua ngân hàng.
Và theo khảo sát, đến nay mua sắm trực tuyến (online) không chỉ được duy trì mà tiếp tục gia tăng. Hầu hết các sản phẩm đều mua bán online, trong đó các sản phẩm may thêu, mỹ phẩm, điện tử chiếm tới 30% khách mua.
Từ đó, theo Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh, hơn lúc nào hết, các DN bên cạnh việc phải luôn duy trì sản phẩm chất lượng tốt, tính toán lại về chiến lược và mô hình kinh doanh.
"Thời gian gần đây các kênh bán hàng online đã thích ứng và khai thác tốt nhu cầu mua sắm kết hợp giải trí của người tiêu dùng với các hình thức livestream (phát trực tiếp) bán hàng, tiêu biểu như TikTok Shop, được xem là hình thức buy-entertainment (mua sắm kết hợp giải trí) trên nền tảng kỹ thuật số. Xu hướng này sẽ tiếp tục "nở rộ" trong thời gian tới với sự đầu tư đa kênh, đa nội dung của những người bán hàng livestream.
Việc thay đổi cách tiếp cận trong việc bán hàng cũng là cơ hội để hàng Việt có thể xuất khẩu sang những thị trường lớn tỷ dân", bà Hạnh bộc bạch.
Trong khi đó, về phía Bộ Công Thương, một số giải pháp được đơn vị này đưa ra để kích thích sức mua trong năm nay là các DN cần tập trung kích cầu nội địa, phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh chuyển đổi số, cũng như chú trọng đầu tư hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi và kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại...
"Việc giảm thuế GTGT năm 2024 ngay từ đầu năm, trên thực tế là tiếp tục thực hiện chính sách này đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm (tháng 6/2022) thêm 6 tháng nữa là rất hợp lý trong bối cảnh chúng ta cần phải kích cầu, không chỉ kích cầu đầu tư công, đầu tư tư nhân, mà phải tập trung kích cầu tiêu dùng nội địa.
Bởi, nếu chỉ kích cầu đầu tư thông qua việc giảm, miễn, gia hạn các loại tiền phí, lệ phí, các loại thuế và tiền thuê đất làm giảm chi phí đầu vào, nhưng nếu đầu ra không tiêu được, thì cũng không thúc đẩy được sản xuất, kinh doanh, vì hàng hóa, dịch vụ làm ra biết tiêu đi đâu...", chuyên gia kinh tế Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?