Ngân hàng Nhà nước vừa phát ra thông báo hồi trưa ngày 25/4 về việc hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC. Như vậy đây là phiên đấu thầu vàng thứ 2 bị hủy. Trước đó, vào ngày 22/4, do không có đủ số thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước cũng đã hủy phiên đấu thầu vàng.
Chiều hôm qua (ngày 24/4), Ngân hàng Nhà nước thông báo tổ chức phiên đấu thầu vàng vào lúc 9h sáng nay với tổng khối lượng đấu thầu dự kiến là 16.800 lượng vàng miếng SJC.
Tuy nhiên mức giá tham chiếu để đặt cọc là 82,3 triệu đồng/lượng, cao hơn 1,6 triệu đồng/lượng so với phiên đấu thầu hôm 23/4.
TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính nhận định: nguyên nhân chính dẫn đến việc chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp nộp phiếu dự thầu là do khối lượng đấu thầu tối thiểu khiến các doanh nghiệp còn e ngại đăng ký tham gia đấu thầu cùng với mức giá đặt cọc rất "bất hợp lý".
Được biết, khối lượng đấu thầu mà một đơn vị tham gia tối thiểu là 1.400 lượng và tối đa là 2.000 lượng. Với mức giá tham chiếu trên, doanh nghiệp tham dự thầu cần bỏ vốn ra hơn 100 tỷ đồng - "mức giá đặt cọc này là quá cao so với tình hình thị trường vàng thế giới 3 ngày gần đây đều liên tiếp giảm".
Ông cho rằng điều kiện tham gia thầu như này làm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tham gia được vì giá vàng thế giới đang lên xuống thất thường, trong trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ trúng thầu thì tới 2 ngày sau lượng vàng trúng thầu mới giao được thì lúc đó giá vàng không biết sẽ như thế nào. Điều kiện tham gia thầu này không công bằng khi chỉ có lợi cho các ngân hàng thương mại - những đơn vị dám "bỏ cục tiền, ôm rủi ro".
Trên các diễn đàn mạng xã hội, người dân cũng không khỏi bức xúc về việc giá tham chiếu vàng quá cao, cách xa với giá vàng thế giới dù NHNN thông báo rằng "đấu thầu vàng để thu hẹp khoảng cách giá trong nước và thế giới".
Theo tài khoản tên Chương, tài khoản này cho rằng: "NHNN đang bán giá cao để kiếm lời".
Ông Hiếu cho rằng: Ngân hàng Nhà nước cần xem xét mức giá cọc, giá sàn cho các đối tượng tham gia đấu thầu. Dựa vào tình hình hiện tại, giá sàn nên chỉ chênh từ 3-5 triệu đồng/lượng so với thế giới thay vì "chạy" theo "cơn sốt" giá vàng trong nước.
Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh của giới doanh nghiệp nói chung là "phải có lãi thì mới dám đầu tư".
Đến 12h ngày 25/4, giá bán vàng miếng niêm yết tại Công ty SJC, Bảo Tín Minh Châu là quanh mức 84 triệu đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi (tương đương 71 triệu đồng/lượng), giá vàng miếng SJC đang cao hơn đến trên 13 triệu đồng/lượng.
Về phần đặt cọc cũng phải xem xét, hiện nay đặt cọc đang là 10%, đây cũng được nhận định là mức cọc khá lớn khiến nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc. Và số lượng tối thiểu tham dự thầu cũng nên điều chỉnh để có thể công bằng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
"Ở lần đấu thầu 11 năm trước Ngân hàng Nhà nước quy định khối lượng tối thiểu là 500 lượng. Như vậy là vừa sức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vàng cùng tham gia, qua đó tăng nguồn cung vàng miếng SJC ra thị trường", ông Hiếu nhận định.
Theo Dân Việt
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.