Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại của cả nước trong tháng Chín sôi động hơn so với tháng Tám, do có kỳ nghỉ Lễ 2/9 và học sinh bước vào năm học mới. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 524,6 nghìn tỷ đồng và tăng 2,4% so với tháng trước đồng thời tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính chung 9 tháng, người Việt đã “móc hầu bao” gần đạt 4,6 triệu tỷ đồng cho chi tiêu và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 16% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 47,7%.
Theo ngành, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đạt gần 3,6 triệu tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó đáng chú ý là nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục có mức tăng cao nhất 12,8% và hàng lương thực, thực phẩm tăng 11,4%, may mặc tăng 7,8%. Về địa phương, người dân tại Thành phố Hải Phòng mạnh tay chi tiêu nhất và tăng 11,9%. Kế đến là Quảng Ninh tăng 10,9%, Đồng Nai tăng 9,9%, Bình Dương tăng 9,0%. Trong khi đó, hai đầu tầu kinh tế Hà Nội tăng 4,8% và Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,9%.
Đối với ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổng mức doanh thu ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Ngành du lịch lữ hành có mức tăng trưởng vượt bậc, doanh thu ước đạt 26,5 nghìn tỷ đồng và tăng 47,7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, sở dĩ có sự tăng trưởng này là do nhu cầu du lịch của người dân tăng cao sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thêm vào đó, các địa phương cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm kích cầu du dịch từ đầu năm đến nay. Điển hình là Đà Nẵng có mức tăng ấn tượng 139,9%, sau là Quảng Ninh tăng 98,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 91,3% và Hà Nội tăng 67,4%.
Bên cạnh đó, doanh thu từ các loại hình dịch vụ khác đạt 469 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Vietnam+
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.