Chủ nhật, 06/10/2024

Trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu có gì khiến giới trẻ mê tít check-in

11/07/2022 6:30 PM (GMT+7)

Ngôi nhà hơn 100 năm tuổi mang đậm kiến trúc phương Tây với vật liệu xây dựng chủ yếu được đưa về từ Paris (Pháp) là một trong những điểm đến hút khách bậc nhất xứ đờn ca tài tử.

Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu đậm nét kiến trúc Đông - Tây kết hợp

Tọa lạc tại số 13 đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, ngôi nhà có kiến trúc nguy nga với màu trắng nổi bật của công tử Bạc Liêu là một trong những điểm đến thu hút du khách ghé thăm ở vùng đất này.

Ngôi nhà gây ấn tượng với khách du lịch ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi mang đậm nét kiến trúc Đông - Tây kết hợp. Công trình được xây dựng từ năm 1917 và hoàn thiện sau hai năm. Người địa phương thường gọi đây là "nhà lớn" vì trông bề thế, nổi trội ở lục tỉnh miền Tây thời bấy giờ.

Trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu có những gì khiến giới trẻ mê tít check-in - Ảnh 1.

Mặt tiền dinh thự của gia đình công tử Bạc Liêu (Ảnh: Henry Dương).

Được biết, dinh thự tráng lệ này do ông Trần Trinh Trạch (ông Hội đồng Trạch) - cha của Công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy) xây dựng.

Đến nay, dù có tuổi đời hơn 100 năm nhưng ngôi nhà của công tử Bạc Liêu vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và trở thành tọa độ check-in mà du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm xứ đờn ca tài tử.

Căn nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế, mang đậm phong cách kiến trúc phương Đông. Ngoài ra, hầu hết các vật liệu dùng để xây dựng công trình và nội thất đều được mang về từ Paris.

Bên trong ngôi nhà, những đường nét thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ càng làm toát lên vẻ sang trọng và hào hoa cho công trình.

Trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu có những gì khiến giới trẻ mê tít check-in - Ảnh 2.

Bên trong ngôi nhà chứa nhiều đồ vật giá trị, có tuổi đời cả trăm năm (Ảnh: Henry Dương).

Trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu có những gì khiến giới trẻ mê tít check-in - Ảnh 3.

Hoa văn chạm khắc tinh xảo trên những cây cột thu hút sự chú ý của du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên (Ảnh: Henry Dương).

Mỗi cây cột trong nhà đều được trang trí nhiều hoa văn đẹp mắt. Bên cạnh đó, những chiếc đèn tỏa ánh sáng màu vàng còn tạo cho du khách cảm giác thân thuộc, ấm cúng.

Trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu có những gì khiến giới trẻ mê tít check-in - Ảnh 4.

Chiếc ôtô được ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 tại Sài Gòn để đón con trai là công tử Bạc Liêu đi du học Pháp trở về (Ảnh: Henry Dương).

Dinh thự của gia đình công tử Bạc Liêu có thiết kế gồm hai tầng và một sân thượng. Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu.

Tầng trệt của ngôi nhà có 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh khá rộng và khu vực cầu thang dẫn lên lầu trên. Trên lầu còn có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh khác rất tiện nghi, sang trọng.

Trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu có những gì khiến giới trẻ mê tít check-in - Ảnh 5.

Khu vực cầu thang dẫn lên lầu hai nhuốm màu thời gian của dinh thự (Ảnh: Henry Dương).

Công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế nên mang hơi hướng phong cách phương Tây nhiều hơn. Tuy nhiên, nội thất lại toát lên nét đẹp của kiến trúc phương Đông với hai màu chủ đạo là vàng và trắng.

Trong dinh thự hiện cũng trưng bày nhiều món đồ, vật dụng mà công tử Bạc Liêu từng sử dụng như xe cổ, các bộ bàn ghế cẩn xà cừ, máy nghe nhạc, điện thoại bàn,... vẫn còn hoạt động.

Trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu có những gì khiến giới trẻ mê tít check-in - Ảnh 6.

Ban công trên lầu hai cũng là góc check-in được du khách yêu thích khi ghé thăm dinh thự của công tử Bạc Liêu. Tương truyền, cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng là nơi trước đây ông Hội đồng Trạch từng dùng để phơi tiền (Ảnh: Henry Dương).

Giới trẻ choáng ngợp sự chịu chơi, chịu chi của công tử Bạc Liêu

Lần đầu tiên đặt chân tới dinh thự của công tử Bạc Liêu, blogger Henry Dương cảm thấy choáng ngợp trước kiến trúc bề thế của căn nhà lớn nhất lục tỉnh miền Tây xưa và nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn qua hơn một thế kỷ.

"Khi khám phá ngôi nhà của công tử Bạc Liêu, mình thực sự được thỏa mãn những điều trước đây đã từng nghe về giai thoại công tử Bạc Liêu, tận mắt chứng kiến sự giàu có, độ chịu chơi chịu chi của người giàu nhất vùng Lục tỉnh miền Tây trước đây", chàng trai trẻ nhớ lại.

9X cũng cho hay, trong dinh thự này có nhiều đồ cổ quý hiếm nên khi tham quan, du khách cần lưu ý hạn chế chạm hoặc ngồi vào những chiếc ghế, chiếc phản để chụp hình, tránh làm trầy xước bề mặt gỗ.

Ngoài ra khi đi cùng với trẻ nhỏ, khách du lịch phải để mắt trông chừng các bé, tránh làm rơi vỡ các đồ vật có giá trị trong nhà.

Để có thể hiểu thêm về ý nghĩa, câu chuyện của từng món đồ trong nhà hay có thêm thông tin về những giai thoại cuộc đời công tử Bạc Liêu, du khách có thể nhờ hướng dẫn viên thuyết minh tại quầy bán vé.

Trong ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu có những gì khiến giới trẻ mê tít check-in - Ảnh 7.

Giá vé vào tham quan nhà công tử Bạc Liêu là 30.000 đồng/người lớn và 10.000 đồng/trẻ em (Ảnh: Henry Dương).

Nhà công tử Bạc Liêu có vị trí khá thuận lợi nên du khách có thể kết hợp di chuyển đến các địa điểm tham quan check-in khác tại vùng đất này như: Chợ Bạc Liêu (300m), chùa Ông Quan đế miếu (800m), khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1,3km), Quảng Trường Hùng Vương (1,5km).

Khu vực gần dinh thự của gia đình công tử Bạc Liêu cũng có quán bánh bò và bún bò cay khá ngon, được nhiều du khách biết đến và thưởng thức. Để trải nghiệm nhiều đặc sản khác của địa phương mà không cần đi xa, du khách có thể ghé chợ Bạc Liêu cách đó chừng 300m.

(Theo báo Dân Trí)
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?

Lẩu cá tầm ngon ở Đà Lạt

Lẩu cá tầm ngon ở Đà Lạt

Đà Lạt vẫn được biết đến với những món lẩu nổi tiếng như lẩu gà lá é, lẩu hoa atiso, lẩu gầu bò, thế nhưng còn một món lẩu nữa cũng được người dân Đà Lạt yêu thích và lựa chọn trong nhiều bữa tiệc, đó là lẩu cá tầm.