Chủ nhật, 24/11/2024

Trung Quốc hiện làm chủ tới 1/3 mỏ than mới của thế giới

03/10/2022 7:00 PM (GMT+7)

Gần một phần ba các mỏ than mới được lên kế hoạch cho thế giới nằm ở Trung Quốc, tất cả đều đảm bảo rằng sản lượng sẽ tiếp tục tăng, ngay cả khi có nhiều yêu cầu về việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch 'bẩn nhất' thế giới.


Trung Quốc hiện làm chủ tới 1/3 mỏ than mới của thế giới - Ảnh 1.

Ảnh: Bloomberg

Dựa trên dữ liệu từ trung tâm Giám sát Năng lượng toàn cầu (GEM), Trung Quốc hiện sở hữu trữ lượng khoảng 559 triệu tấn, chỉ tính riêng các mỏ than mới được thăm dò vào đầu năm, chiếm 29% tổng số toàn cầu, theo ghi nhận từ Bloomberg Intelligence. Đứng thứ hai là nước Úc với 17% trên tổng số, sau đó là Ấn Độ và Nga với 16% mỗi nước. Tuy nhiên, số lượng 1,94 tỷ tấn các mỏ mới được lên kế hoạch khai thác trên khắp thế giới vẫn ít hơn 15% so với một năm trước.

Với số lượng mỏ than mới cực lớn, Trung Quốc dự kiến có đủ than trong lòng đất để sử dụng trong 5 thập kỷ tới. Các mỏ nhiên liệu hóa thạch trên sẽ kéo dài thời hạn đạt mức phát thải carbon cao nhất của Trung Quốc trước năm 2030. Đồng thời, trữ lượng than này cũng đủ để đưa Trung Quốc vượt quá mục tiêu trung hoà carbon trước năm 2060.

Theo Bộ Tài nguyên Trung Quốc, trữ lượng than của nước này ở mức khoảng 208 tỉ tấn vào năm 2021, tăng 28% so với mức của năm trước, trong khi chi phí thăm dò khoáng sản tăng 10% lên 1,3 tỉ nhân dân tệ (184 triệu USD).

Mục tiêu sản lượng than hàng ngày đã được nâng lên 12,5 triệu tấn vào tháng 8, tương ứng với sản lượng hàng năm là 4,56 tỷ tấn. Trong khi giá giao ngay sẽ tiếp tục phục hồi do các công ty khai thác ưu tiên giao hàng cho các khách hàng có hợp đồng có thời hạn, hàng nhập khẩu có khả năng chịu nhiều áp lực hơn.

Các nhà nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đang phải đối mặt với chi phí gia tăng sau khi đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất so với đồng đô la kể từ năm 2008. Ngân hàng trung ương đã vào cuộc để cảnh báo chống lại nạn đầu cơ, nhưng giá thị trường cho thấy có khả năng sẽ giảm thêm.

Trung Quốc hiện làm chủ tới 1/3 mỏ than mới của thế giới - Ảnh 2.

Ảnh: CNBC

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) và Giám sát Năng lượng toàn cầu (GEM) ngày 28/9 công bố nghiên cứu mới cho thấy Trung Quốc đã phê duyệt công suất sản xuất nhiệt điện than mới là 15 gigawatt và công suất luyện gang từ than đá ở mức 30 tấn trong nửa đầu năm nay, mặc dù nhu cầu điện và thép sụt giảm trong thời gian đó.

Nghiên cứu của CREA và GEM cho thấy Trung Quốc đã thông qua khoản đầu tư trị giá khoảng 26-33 tỷ USD vào lĩnh vực điện than và thép trong sáu tháng đầu năm. Điều này làm tăng nguy cơ nhiều tài sản bị mắc kẹt hơn khi nước này phải chạy đua để đáp ứng các mục tiêu carbon của mình. 

Một nhà nghiên cứu Xinyi Shen của CREA cho hay mặc dù việc thúc đẩy sử dụng than đá có thể là một sự điều chỉnh chính sách trong ngắn hạn, nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến các cam kết về khí hậu lâu dài của Trung Quốc.

Trung Quốc đã phê duyệt nhiều dự án than đá hơn do tình trạng thiếu điện làm tê liệt các thành phần lớn của nền kinh tế trong năm 2021.

Tuy nhiên, thay vì xây dựng nhiều nhà máy hơn, Trung Quốc cần tạo ra một hệ thống điện linh hoạt hơn và tăng cường khả năng lưu trữ để giúp phân phối điện ở những nơi cần thiết.

Sản lượng than đá của Trung Quốc trong thời gian từ tháng 1-8/2022 đạt 2,93 tỷ tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021, bù đắp cho sự sụt giảm nhập khẩu. Trung Quốc cũng đã nâng công suất sản xuất hàng năm tại các mỏ than lên 490 triệu tấn kể từ năm 2021.

Tổng công suất phát điện của Trung Quốc đã đạt 2.466 gigawatt vào cuối tháng 8/2022, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này chủ yếu nhờ lắp đặt các năng lượng Mặt Trời và điện gió mới, với tổng công suất điện Mặt Trời tăng 27% lên 349,9 gigawatt. Theo số liệu chính thức, nhiệt điện than cũng tăng khoảng 1% lên 1.110 gigawatt.

Theo Nhịp sống thị trường

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.