Thứ bảy, 20/04/2024

Trung Quốc mua 1,82 triệu tấn, giá sắn tăng mạnh

28/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Trong khi giá nhiều loại nông sản giảm do dịch Covid-19 thì giữa tháng 9/2021, giá sắn ở nhiều tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có xu hướng tăng trở lại, do thị trường Trung Quốc vẫn tăng mua sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam.

Giá sắn bật tăng do Trung Quốc vẫn mua đều, nông dân lo không thu hoạch kịp

Do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc vẫn tương đối cao, trong 10 ngày giữa tháng 9/2021, tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá sắn có xu hướng tăng trở lại. 

Cụ thể, tại Tây Ninh, giá tinh bột sắn thành phẩm tăng nhẹ trước nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu khả quan hơn.

Tiêu thụ tinh bột sắn nội địa cũng tăng trở lại khi một số nhà máy khu vực phía Nam có động thái khôi phục lại hoạt động sản xuất. 

Tuy giá sắn ở nhiều nơi tăng nhưng việc tiêu thụ sắn nguyên liệu chậm cũng khiến nhiều nông dân lo lắng.

Tại Quảng Bình, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 6.300 ha sắn đến kỳ thu hoạch, trong đó có trên 1.000 ha diện tích nằm ở vùng thấp trũng, bị ngập cần thu hoạch gấp để tránh hư hỏng, ảnh hưởng đến năng suất. 

Thông thường đầu tháng 9 là bước vào vụ thu hoạch sắn nhưng năm nay tiến độ thu hoạch rất chậm. Các nhà máy thu mua, chế biến tinh bột sắn cũng trong vùng phong tỏa nên phải tạm dừng sản xuất. 

Vì thế, việc tiêu thụ sắn nguyên liệu trong tỉnh cũng chậm do chỉ thông qua việc thu mua của thương lái cho các doanh nghiệp sản xuất ở các tỉnh bạn. 

Trong khi đó, tại Bình Thuận, hiện toàn tỉnh có 3.314 ha sắn bị bệnh khảm lá sắn, trong đó có 613ha bị bệnh nặng, với tỷ lệ bệnh hơn 40%. 

Trung Quốc vẫn mua, một loại nông sản của Việt Nam tăng trưởng đều - Ảnh 1.

Do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc vẫn tương đối cao, trong 10 ngày giữa tháng 9/2021, tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá sắn có xu hướng tăng trở lại. Trong ảnh: Nông dân Gia Lai thu hoạch sắn. Ảnh: Báo Gia Lai.

Xuất khẩu sắn vẫn tăng trưởng, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất

Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, sắn và sản phẩm từ sắn là một trong số ít mặt hàng nông sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 8/2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 188.990 tấn, trị giá 83,97 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 15,8% về trị giá so với tháng 7/2021; so với tháng 8/2020 tăng 15,8% về lượng và tăng 41,2% về trị giá. 

Giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu bình quân ở mức 444,3 USD/tấn, tăng 6,5% so với tháng 7/2021 và tăng 22% so với tháng 8/2020. 

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,95 triệu tấn, trị giá 768,2 triệu USD, tăng 12,2% về lượng và tăng 27,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, trong tháng 8/2021, xuất khẩu mặt hàng sắn lại giảm đáng kể, chỉ đạt 25.710 tấn, trị giá 6,35 triệu USD, giảm 45,6% về lượng và giảm 49,5% về trị giá so với tháng 7/2021.

Giá sắn xuất khẩu bình quân ở mức 247 USD/tấn, giảm 7,2% so với tháng 7/2021 và giảm 1,6% so với tháng 8/2020. 

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn đạt 674.460 tấn, trị giá 172,63 triệu USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 58,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc vẫn mua, một loại nông sản của Việt Nam tăng trưởng đều - Ảnh 2.

Sắn Việt Nam đang cạnh tranh mạnh với sản phẩm Thái Lan tại Trung Quốc. Trong ảnh: Nông dân Phú Yên thu hoạch sắn. Ảnh: Báo Phú Yên.

Sắn Việt Nam đang cạnh tranh mạnh với sản phẩm Thái Lan tại Trung Quốc

Nhờ Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong 8 tháng năm 2021.

Cụ thể, trong tháng 8/2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc vẫn là nhiều nhất, chiếm 94,6% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 178.850 tấn, trị giá 79,75 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 14,4% về trị giá so với tháng 7/2021; so với tháng 8/2020 tăng 30,1% về lượng và tăng 56,2% về trị giá. 

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,82 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 715,64 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 30,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù Việt Nam bán đến 90% lượng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng sản phẩm sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm cùng loại của Thái Lan.

Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu sắn lát khô và tinh bột sắn của Trung Quốc tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đó, Trung Quốc đã nhập khẩu 3,62 triệu tấn sắn lát khô, trị giá 994 triệu USD, tăng 63,9% về lượng và tăng 100,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Khối lượng và trị giá nhập khẩu sắn lát khô trong 7 tháng đầu năm 2021 đã vượt của cả năm 2020 (năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 3,3 triệu tấn sắn lát khô, với trị giá 779 triệu USD). 

Trong đó, Thái Lan là nguồn cung cấp sắn lát khô lớn nhất cho Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021, với 3,17 triệu tấn (chiếm 87,61% tổng lượng sắn lát khô nhập khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021), tăng 81,02% so với cùng kỳ năm 2020.

 Tiếp theo, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 420.700 tấn sắn lát khô (chiếm 11,62%), tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong 7 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc cũng nhập khẩu 1,95 triệu tấn tinh bột sắn, với trị giá 923 triệu USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 40,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan và Việt Nam cũng là hai thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc tăng nhập khẩu tinh bột sắn từ Thái Lan, giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

Cụ thể, lượng tinh bột sắn Trung Quốc nhập khẩu từ Thái Lan đạt 1,45 triệu tấn (chiếm 74,25% tổng lượng tinh bột sắn nhập khẩu của Trung Quốc), tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Lượng tinh bột sắn Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đạt 289.900 tấn (chiếm 14,86%), giảm 55,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hôm nay tiếp tục tăng mạnh, có nhà băng đẩy giá bán lên mức đỉnh 25.348 đồng/USD, thiết lập đỉnh cao mới. Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng nâng tỷ giá trung tâm.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn trong nước lại vừa quay đầu tăng mạnh, có thương hiệu tăng giá vàng nhẫn tới 1 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá bán ra vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.