Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa đưa ra yêu cầu để xây dựng và phát triển trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM và Đà Nẵng, trong đó cần tham khảo các mô hình trung tâm tài chính trên thế giới.
Vương quốc Anh ủng hộ mong muốn của Việt Nam trong việc phát triển một trung tâm tài chính quốc tế mới bởi vì Việt Nam có nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và công nghệ.
TP.HCM đang triển khai nhiều cách làm mới thông qua cộng lực của xã hội để thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố.
Muốn trở thành trung tâm tài chính quốc tế, TP.HCM cần phải tạo ra sự khác biệt bằng việc tập trung phát triển phát công nghệ tài chính (Fintech). Để làm được điều này, cần phải có sandbox và khung pháp lý rõ ràng.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố sẵn sàng thí điểm cơ chế, mô hình mới thuộc lĩnh vực ngân hàng và mong phía Ngân hàng Nhà nước góp ý, hỗ trợ TP.HCM xây dựng trung tâm tài chính quốc tế.
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là cơ sở để TP.HCM có sự chuyển đổi theo hướng thu hút đầu tư và định chế tài chính quốc tế hội tụ.
Ngày 1/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đề xuất thí điểm cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ về tài chính và chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc sớm hình thành và đi vào hoạt động Trung tâm Tài chính Quốc tế TP.HCM sẽ là nền tảng để thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn tài chính.
Theo các chuyên gia kinh tế, những yếu tố cơ bản như chứng khoán, trái phiếu, vay vốn, bảo hiểm… tạo nên "linh hồn" của trung tâm tài chính của TP.HCM đang rất chuệch choạc dù TP đã là trung tâm tài chính của cả nước từ nhiều năm nay.