Chiều 30/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, TP.HCM và Đà Nẵng.
Tại cuộc họp, các đại biểu nghe báo cáo về việc xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực, quốc tế tại Việt Nam; thảo luận về bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước; nhu cầu, tiềm năng, các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Các đại biểu đã thảo luận về bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước; nhu cầu, tiềm năng, các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng đề án Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ. Vì vậy cần phải thảo luận kỹ lưỡng để chọn phương án tốt nhất. Mục tiêu nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa, triển khai chủ trương, đường lối của Đảng. Trong đó có nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Về cách tiếp cận, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đi lên bằng năng lực nội sinh. Phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nói chung, TP.HCM và Đà Nẵng nói riêng. Có quyết tâm, cơ chế, chính sách, bước đi phù hợp. Làm đến đâu chắc đến đó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Thủ tướng chỉ rõ mục tiêu của việc xây dựng trung tâm tài chính là để hình thành thị trường tài chính. Phát triển các dịch vụ tài chính và các dịch vụ đi theo để huy động nguồn lực tài chính cho sự phát triển của hai thành phố trên, đất nước nói chung.
Về phạm vi, Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu khoanh lại trong phạm vi nhất định. Xác định những thế mạnh của Việt Nam để đề ra các cơ chế, chính sách. Có phương thức quản lý hiện đại, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao.
Về đối tượng, cần tập trung vào các đối tượng liên quan đến tài chính, ngân hàng và các dịch vụ đi kèm, thị trường vốn. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cần nghiên cứu, tham khảo các mô hình trung tâm tài chính trên thế giới, tiếp thu các yếu tố tinh túy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam trong hiện tại và tương lai để đưa ra, xây dựng và phát triển mô hình riêng của Việt Nam.
Thủ tướng cũng yêu cầu đề án cần xác định rõ các điều kiện về hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính, hệ sinh thái; đề xuất cơ cấu, mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Cần đề xuất khung pháp lý, cơ chế chính sách đặc thù, đột phá, kể cả về chính sách visa, lao động, thuế, nhân lực chất lượng cao…
Đồng thời, phải thu hút mọi nguồn lực tài chính, nhất là tài chính cho các ngành mới nổi, gồm kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, ứng phó biến đổi khí hậu... Hình thành thị trường tài chính hoạt động lành mạnh, an toàn, hội nhập, bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ban chỉ đạo, các bộ, cơ quan liên quan và TP.HCM, Đà Nẵng tiếp thu ý kiến của các đại biểu, nêu cao tinh thần trách nhiệm. Khẩn trương hoàn thiện đề án xây dựng trung tâm tài chính bảo đảm khả thi, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.