Thứ sáu, 22/11/2024

Tương lai tốt cho cổ phiếu mía đường

23/02/2022 6:30 AM (GMT+7)

Giá đường tăng cao cùng chính sách áp thuế tự vệ đã trở thành bệ phóng giúp các doanh nghiệp mía đường tăng trưởng và triển vọng sáng cho cổ phiếu nhóm ngành này trong năm 2022.

Đua nhau báo lãi lớn

Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp ngành mía đường đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý tài chính. Kết quả này có được phần lớn do giá bán đường trong nước tăng cao.

Là doanh nghiệp đầu ngành mía đường tại Việt Nam, giá đường tăng kỷ lục năm qua đã ngay lập tức phản ánh vào kết quả kinh doanh của CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (mã: SBT).

Trong quý 2 niên độ tài chính 2021-2022 (tháng 9-12/2021), công ty này đạt doanh thu thuần 4.990 tỷ đồng, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu chủ yếu từ bán đường với giá trị hơn 4.748 tỷ đồng. Lãi sau thuế vượt mức 241 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với quý 2 năm tài chính 2020-2021. 

Tương lai tốt cho cổ phiếu mía đường - Ảnh 1.

Lũy kế 6 tháng, SBT ghi nhận 9.302 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 436 tỷ, tăng gần 52% so với cùng kỳ.

Trong năm nay, Ban điều hành SBT đặt mục tiêu doanh thu 16.905 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 750 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa chặng đường, SBT đã hoàn thành 55% kế hoạch doanh thu nhưng đạt tới 76% mục tiêu lợi nhuận.

Một đơn vị khác trong ngành là CTCP Đường Quảng Ngãi (mã: QNS) vừa công bố BCTC quý 4/2021 với doanh thu tăng 11,8% so với cùng kỳ, lên 1.559 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 2,7% so với cùng kỳ, còn 372 tỷ đồng. 

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu Đường Quảng Ngãi đạt 7.335 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước đó. Trừ chi phí vốn, công ty lãi gộp 2.255 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trừ các khoản chi phí, năm 2021 Đường Quảng Ngãi lãi sau thuế 1.242 tỷ đồng, tăng 17,9% so với năm trước đó. EPS đạt 4.079 đồng. Trong năm 2021, QNS đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu là 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 913 tỷ đồng.

Như vậy, công ty vượt 36% kế hoạch lợi nhuận năm. Đáng chú ý nhất, mảng kinh doanh đường mang lại 1.583 tỷ đồng doanh thu, tăng mạnh 59% so với cùng kỳ và đóng góp gần 22% tổng doanh thu. 

Một số công ty mía đường khác cũng báo lãi lớn trong quý vừa qua như: CTCP Mía đường Lam Sơn (Mã: LSS) báo cáo doanh thu quý 2 niên độ 2021-2022 đạt 303 tỷ đồng, tăng 62%; lãi ròng 6,7 tỷ đồng, tăng gần 3,5 lần. CTCP Mía đường Sơn La (Mã: SLS) doanh thu quý 2 đạt 182 tỷ đồng, tăng 11,11% so với cùng kỳ; lãi sau thuế 34,4 tỷ đồng, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, CTCP Đường Kon Tum (mã: KTS) công bố doanh thu quý 2 (niên độ 2021-2022) đạt 13,6 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế tăng nhẹ 8%, lên 396 tỷ đồng.

Theo giải trình của công ty, lợi nhuận gộp và bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi các chỉ tiêu khác tỷ lệ tương đương nhau. Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính tăng với tỷ lệ tương đương nhau. Do đó, lợi nhuận sau thuế quý 2 niên độ 2021-2022 tăng so với cùng kỳ niên độ 2020-2021.

Cổ phiếu mía đường có tiếp tục ngọt?

Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu mía đường vừa có nhịp giảm sâu thời gian qua. Trong đó, cổ phiếu KTS giảm 31% so với giá chốt phiên 11/11/2021, từ mức 27.000 đồng/cp xuống 18.500 đồng/cp (phiên 21/2). Thị giá LSS cũng giảm gần 21%, từ vùng 16.850 đồng/cp lên mức 13.350 đồng/cp; QNS giảm gần 11% xuống mức 47.200 đồng/cp trong phiên 21/2, SBT cũng giảm 10% về mức 23.000 đồng/cp.

Riêng mã CBS (CTCP Mía đường Cao Bằng) liên tục tăng điểm, từ mức 67.900 đồng/cp lên 72.200 đồng/cp.

Giá cổ phiếu mía đường chịu ảnh hưởng lớn từ giá hàng hoá cơ bản này trên thế giới. Giá đường thế giới đã giảm khoảng 10% từ mức đỉnh giữa tháng 11 năm ngoái. 

Tương lai tốt cho cổ phiếu mía đường - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu nhóm ngành mía đường từ 11/11/2021-21/2/2022

Theo báo cáo nghiên cứu của Công ty Chứng khoán SSI, nguồn cung mía trong năm nay nước ước đạt 873.000 tấn, tăng 27%/năm, nhờ năng suất mía tăng do thời tiết thuận lợi đồng thời diện tích cây trồng cũng được mở rộng 17% so với năm ngoái.

Trong khi đó, thị trường quốc tế vẫn trong tình trạng thiếu cung tại niên vụ 2021-2022, ước khoảng 3-4 triệu tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng mía thu hoạch tại Brazil ước tính giảm 10%/năm, kéo theo sản lượng xuất khẩu giảm khoảng 19%/năm với khối lượng đạt 26 triệu tấn. Dự báo, tình trạng khô hạn nghiêm trọng sẽ cản trở hoạt động sản xuất mía trong niên vụ 2022-2023 của Brazil, do vậy sản lượng mía đầu ra chỉ tăng khoảng 4%/năm.

Ấn Độ, quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai thế giới đang ưu tiên chuyển đổi sản xuất đường qua ethanol khi ethanol tăng giá, đem lại lợi nhuận cao hơn so với đường. Việc nguồn cung từ các quốc gia sản xuất đường hàng đầu thế giới liên tục giảm là nguyên nhân chính đẩy giá đường thế giới có xu hướng tăng lên.

Mặt khác, kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục, nguy cơ lạm phát khiến hàng hoá được xem là một trong những tài sản trú ẩn tốt dẫn đến việc đầu cơ đẩy giá hàng hóa tăng.

Báo cáo từ CTCP Chứng khoán Agribank - AGR cho biết, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu và COVID-19, sản lượng đường tại một số quốc gia xuất khẩu đường lớn trên thế giới như Brazil và Thái Lan sụt giảm mạnh gây ra thâm hụt đường trên toàn cầu. Xu thế này được dự báo sẽ tiếp diễn trong niên vụ tới và giá đường toàn cầu vẫn đang trong trend tăng.

Tại Việt Nam, ngành đường trong nước được hưởng lợi nhờ chính sách bảo hộ áp dụng lên đường Thái Lan nhập khẩu. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng trở lại vùng trồng, cũng như cải thiện biên lợi nhuận khi giá đường trong nước tăng.

Agriseco Research đánh giá các cổ phiếu ngành đường vẫn có dư địa tăng trưởng trong ngắn và dài hạn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.