Thuở bé, đi học ở quê, mình thường leo lên những cây me tây ở trường bắt ve sầu.
Thầy hiệu trưởng thấy mình leo ra cành nhỏ nguy hiểm đến tính mạng nên nhiều lần thầy gọi mình xuống đánh bầm cả mông.
Dẫu bị đánh, nhưng mình vẫn leo. Có một lần mình lý luận với thầy (thầy Bùi Quang Trung): “Tiếng ve đực gọi ve cái nên em thích vì em cũng là nam mà thầy…”.
Sau lần nói ấy, thầy Trung ít đánh mình hơn!
Sáng nay tiếng kêu ve sầu trước nhà mình ít hơn. Mình bước ra thì thấy 2 con ve sầu nằm chết trước sân nhà. Quanh nó có mấy cánh hoa tàn cũng vừa rụng rơi…
Ve sầu hay còn gọi là kim thiền, có đầu to, hai cánh có nhiều vân, sống trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Ve sầu không chích, không cắn, vô hại với con người. Ve sầu cũng được dùng làm thuốc Đông y, là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ - văn - nhạc - họa…
Ve sầu có khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, vang suốt những ngày hè, bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau. Một số loài ve có khả năng tạo âm thanh đến 120 dB, tiếng kêu to nhất nhì trong loài côn trùng.
Ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái "loa" làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình, dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho "bài hát" của nó.
Mỗi giống ve có một thứ tiếng, cường độ, cao độ khác nhau - để mời gọi ve sầu cái cùng giống tỏ tình. Ve cái không tạo được âm thanh nhưng cũng có hai cái màng bên mình, chỉ dùng để "nghe" ve đực hát, bị dụ dỗ.
Ve đực khi không hát, cũng dùng hai cái loa ấy làm "tai" nghe ngóng động tĩnh xung quanh. Sau khi giao phối, ve cái đào những rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây, đẻ trứng vào đó. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống, đào sâu vào trong đất.
Khi cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất chui lên. Sau đó, chúng lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó, trở thành ve trưởng thành. Xác ve vẫn còn nằm đó gắn vào vỏ cây.
Chính vì màn thoát xác này nên người đời thường gọi là VE SẦU THOÁT XÁC.
Tạp chí Condé Nast Traveler nổi tiếng của Mỹ đã đề xuất TP.HCM trong danh sách 25 điểm đến hàng đầu để ghé thăm vào năm 2025.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Các tác giả tham dự cuộc thi video clip “Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu” năm 2024 đã làm khó Ban Giám khảo và Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi vì tác giả nào cũng chăm chút cho tác phẩm quá tỉ mỉ. Ngoài ra, BTC cũng nhận được số lượng vượt trội so với năm trước.
Món phở bò được hàng triệu người Việt ưa thích đã tiếp tục được kênh truyền hình CNN nổi tiếng thế giới đưa vào danh sách 20 món ăn loại súp ngon nhất thế giới.
Trên thế giới có những điểm đến nổi tiếng nguy hiểm nhưng lại có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với du khách. Đó là nơi hàng ngàn con rắn độc, vách đá cheo leo, hay miệng núi lửa với cái nóng cháy da tạo nên sự mê hoặc khó tả với những người đam mê khám phá.