Mới đây, tại báo cáo "Chuyển dịch năng lượng công bằng ở Đông Nam Á - tác động của việc loại bỏ than đá đối với việc làm" của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết Việt Nam là một trong 5 nền kinh tế có mức tiêu thụ than đá cao nhất ở Đông Nam Á.
Theo ILO, than đá là nhiên liệu hóa thạch chứa nhiều carbon nhất. Nhanh chóng loại bỏ việc sử dụng loại nhiên liệu này là điều cần thiết để giới hạn tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C.
Việt Nam, Indonesia, Philippines là 3 quốc gia nằm trong số 5 nền kinh tế có mức tiêu thụ than đá cao nhất ở Đông Nam Á. Ở khu vực này, mức tiêu thụ than đá đã tăng 150% trong 20 năm qua, với tỷ trọng điện than trong tổng công suất các nguồn điện tăng từ 27% trong năm 2010 lên 43% vào năm 2019.
Tuy nhiên, ILO cũng cho rằng mọi sự chuyển dịch dần loại bỏ việc sử dụng than đá ở Indonesia, Philippines và Việt Nam đều phải tuân thủ các bước để tạo việc làm và sinh kế mới để thay thế cho việc làm và sinh kế sẽ bị mất đi ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Báo cáo nhấn mạnh, trong khi Đông Nam Á có khả năng mất chưa đến nửa triệu việc làm trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050, thì khu vực này lại có thể tạo ra tới 5 triệu việc làm chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, việc mất việc làm do đóng cửa các khu mỏ ở các khu vực phụ thuộc vào than đá, cũng như mất việc làm gián tiếp liên quan đến ngành công nghiệp này sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường lao động, nền kinh tế và sinh kế của cộng đồng địa phương.
Khuyến nghị của ILO được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII). Theo đó, Quy hoạch điện VIII nhằm khắc phục các bất cập còn tồn tại về cơ cấu nguồn điện, giảm điện than, tăng năng lượng tái tạo nhằm bám sát các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 nhằm "đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050".
Bên cạnh đó, việc cung ứng than cho sản xuất điện trong thời gian qua cũng gặp phải một số vấn đề. Do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối tháng 3/2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát.
Cụ thể, thời điểm đó, các Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 chỉ đủ than vận hành 1 tổ máy ở mức 60 – 70% công suất; Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng chỉ đủ than vận hành cho 1 trong 4 tổ máy. Do đó, toàn hệ thống điện quốc gia thiếu hụt tới hơn 3.000 MW nhiệt điện than do thiếu than cho sản xuất điện.
Trong khi đó, việc khai thác than trong nước cũng khó khăn do các mỏ than ngày càng khai thác xuống sâu, mức độ rủi ro trong quá trình khai thác gia tăng... cũng ảnh hưởng tới ngành than trong thời gian tới.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.