Không chỉ giúp người dùng tiện lợi trong việc thanh toán đơn hàng, các giải pháp thanh toán mới ứng dụng QR code dành cho doanh nghiệp cũng được các đơn vị thanh toán nhanh chóng triển khai trên thị trường, góp phần tạo thêm những bước tiến mới trong công cuộc chuyển đổi số ngành thanh toán.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt bằng quét mã QR tăng 86%. Số liệu qua nền tảng thanh toán Payoo cũng tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng của hình thức này, với mức tăng của quý 3/2022 là 62% về số lượng và 53% về giá trị so với quý 2/2022, bao gồm cả giao dịch qua cổng thanh toán Payoo và thanh toán tại quầy qua Payoo POS.
Cụ thể từng lĩnh vực, các nhóm có tỷ lệ tăng trưởng thanh toán bằng QR mạnh mẽ nhất là nhóm Siêu thị, Cửa hàng tiện lợi, nhóm Thực phẩm, đồ uống và nhóm Công nghệ. Siêu thị tăng 68% về số lượng và 45% về giá trị so với quý trước.
Riêng nhóm F&B tăng đến 79% về số lượng và 90% về giá trị. Thanh toán QR mảng Công nghệ quý này bứt phá với giá trị giao dịch tăng gấp đôi ở nhóm các các phẩm điện thoại, laptop và tăng 50% với nhóm các sản phẩm liên quan điện máy.
Trong lĩnh vực thời trang, phụ kiện, hình thức thanh toán này cũng ghi nhận mức tăng trưởng trung bình gần 50% cả về số lượng lẫn giá trị. Sự tăng trưởng của nhóm ngành thời trang do nhiều đối tác thuộc ngành này tích cực tổ chức các chương trình khuyến mãi kích thích người dùng trải nghiệm quét mã QR.
Điển hình như các CTKM tại Uniqlo giảm đến 200.000 đồng cho đơn hàng từ 2 triệu được Payoo và các ví điện tử, ngân hàng phối hợp triển khai.
Thanh toán bằng mã QR có sự khác biệt về giá trị đơn hàng trung bình giữa các ngành hàng. Cụ thể, giá trị đơn hàng trung bình của ngành siêu thị là 600.000 đồng – hơn 1 triệu đồng, cửa hàng tiện lợi từ 100.000 đồng – 200.000 đồng, ngành thời trang là 1,5 triệu – 2 triệu đồng, trang sức, phụ kiện là 5-6 triệu, điện thoại và điện máy có giá trị đơn hàng cao, từ 5 triệu hoặc có những đơn hàng lên tới hơn 20 triệu.
Các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ chủ yếu đến từ QR ví điện tử, với giá trị giao dịch từ vài triệu đồng, người dân sử dụng QR từ ứng dụng mobile banking của ngân hàng.
Chuyển đổi số ngành thanh toán phát triển nhanh nhờ QR
Theo thống kê của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có 93,5 triệu thuê bao sử dụng smartphone, trong đó 73,5% là người trưởng thành. Tính đến tháng 9, Việt Nam có hơn 81,8 triệu thuê bao Internet di động. Đây là cơ sở để thanh toán QR có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Nói về lợi thế của thanh toán QR, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng Giám đốc VietUnion chia sẻ: "Trong đường đua thanh toán điện tử, thanh toán QR đang bứt tốc rất nhanh. Một trong những nguyên nhân giúp QR ngày càng phổ biến là vì chi phí đầu tư cho hình thức thanh toán này rất rẻ và triển khai nhanh chóng.
So với thanh toán bằng thẻ ngân hàng cần đầu tư thiết bị, cấu hình kỹ thuật và được các tổ chức tài chính kiểm định, thanh toán QR không cần máy móc chuyên biệt do giao tiếp thanh toán bằng hình ảnh. Chỉ cần đầu quét của máy bán hàng, một chiếc điện thoại hay thậm chí một mã QR được đặt cố định tại quầy là người dùng có thể thanh toán xong một đơn hàng.
Vì đầu tư rẻ, triển khai nhanh, QR đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí nhất định. Chúng ta có thể thấy rõ nhất sự thành công của hình thức thanh toán này ở Trung Quốc, nơi QR dần thay thế hầu hết các phương thức truyền thống" .
"Ở Việt Nam, thanh toán QR đang nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Các ngân hàng, tổ chức fintech trên thị trường đều là những đơn vị có tiềm lực, năng động và tham gia một cách tích cực vào công tác mở rộng thị trường, gia tăng điểm chấp nhận thanh toán. Khách hàng sử dụng dịch vụ đa phần là lớp người dùng hiện đại, dễ thích nghi và chấp nhận cái mới. Nhìn chung, QR cũng đang đóng một vai trò rất quan trọng giúp chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn rất nhiều so với thời gian trước" – Ông Lĩnh cho biết.
Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của thanh toán QR trong xã hội, nhiều đơn vị fintech, trung gian thanh toán cũng phát triển các giải pháp thanh toán mới trên công nghệ mã QR, giúp đơn giản hóa quy trình, tối ưu hóa vận hành và đặc biệt là giảm chi phí xử lý giao dịch – vốn là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp "đau đầu".
Đơn cử, mới đây Payoo vừa ký kết hợp tác chiến lược với Dragon Capital về việc hỗ trợ các nhà đầu tư thanh toán tiền đầu tư chứng chỉ quỹ trên nền tảng số DragonX của Dragon Capital Việt Nam ở cả hai phiên bản website và ứng dụng. Theo đó, Payoo cung cấp tính năng hoàn toàn mới là "chuyển khoản thanh toán bằng mã QR", nơi người dùng chỉ cần đặt lệnh trên Dragon X rồi mở ứng dụng mobile banking của ngân hàng mình đang sử dụng, tải lên ảnh chụp mã QR để thanh toán.
Phương thức "chuyển khoản thanh toán" mới bằng mã QR rất nhanh và thuận tiện mà không cần phải ghi nhớ số tài khoản và cú pháp chuyển tiền như phương thức chuyển khoản truyền thống. Được biết các ứng dụng ngân hàng số của những ngân hàng lớn tại Việt Nam đều đáp ứng tính năng chuyển khoản thanh toán bằng mã QR. Đây được cho là bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính, giúp khách hàng đơn giản hóa quá trình đầu tư, hé mở tương lai đầu tư và thanh toán đi vào cuộc sống của mọi người dân.
Ông Ngô Trung Lĩnh cho biết, tuy mới triển khai hình thức "chuyển khoản thanh toán bằng mã QR" này được hơn một tháng nhưng đã được cộng đồng các nhà đầu tư đón nhận và ủng hộ rất đông đảo với lượng giao dịch lớn qua hệ thống .
Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính, phương thức "chuyển khoản thanh toán bằng mã QR" của Payoo có thể mở rộng để phục vụ các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau – những đơn vị có khối lượng giao dịch lớn, thường xuyên gặp khó khăn về vấn đề đối soát, thống kê dòng tiền. Các giải pháp thanh toán mới giúp doanh nghiệp thêm lựa chọn trong hành trình chuyển đổi số của mình.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.