Thứ bảy, 28/12/2024

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản “quay đầu” tăng trưởng hai con số

14/04/2022 6:30 AM (GMT+7)

Sau khi giảm mạnh trong 2 quý cuối năm ngoái, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản những tháng đầu năm 2022 đã “quay đầu” tăng trưởng mạnh. Tính tới nửa đầu tháng 3/2022, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt trên 113 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hai năm gần đây, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản chưa ghi nhận tăng trưởng, thậm chí 2 quý cuối năm ngoái còn giảm mạnh.

Cụ thể, trong năm 2020 xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 613 triệu USD, giảm 0,9% so với năm 2019. Qua năm 2021, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tiếp tục giảm 6%, đạt 578 triệu USD.

Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2022 đã "quay đầu" tăng trưởng mạnh. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới nửa đầu tháng 3/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt trên 113 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản “quay đầu” tăng trưởng mạnh - Ảnh 1.

Chế biến tôm xuất khẩu ở Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Cà Mau). Ảnh: Phụng Anh

Hiện Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ (chiếm khoảng 15% tỷ trọng). Tháng 3 năm nay, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu của 67 doanh nghiệp tôm Việt Nam với các sản phẩm xuất khẩu chính như: Tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh…

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), tháng 1/2022, nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt gần 176 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021. Top 3 nguồn cung lớn nhất gồm Việt Nam, Indonesia và Thái Lan.

Năm 2021, nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020. Top 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản gồm: Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Argentina. Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất trên thị trường Nhật Bản, chiếm 24% thị phần, Indonesia và Ấn Độ cùng chiếm 16% thị phần, Argentina chiếm 7%.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản “quay đầu” tăng trưởng mạnh - Ảnh 2.

Nguồn: VASEP

Theo VASEP, chính phủ Nhật Bản đang dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới và bình thường hóa các hoạt động kinh tế - xã hội. Hiện Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh với 106 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Mỹ, hầu hết châu Âu và nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Việt Nam và Nhật Bản đều đang là thành viên của 4 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện Kinh tế Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bao gồm tôm của Nhật Bản còn rất lớn. Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản có nhiều cơ hội tăng trưởng.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 550.428 tấn, tăng 46,3% so với cùng kỳ 2021. Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu tôm tiếp tục tăng trưởng khoảng 40% trong tháng 3 nhờ nhu cầu thị trường đang mạnh.

Tuy giá thành sản xuất tôm đang tăng lên nhưng dự kiến ngành tôm sẽ tăng trưởng trên 10% xuất khẩu năm nay và vượt mốc 4 tỷ USD trong cả năm 2022, theo nhận định của ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP.

Thống kê của VASEP cho thấy trong năm 2022, Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là những thị trường chính xuất khẩu tôm của Việt Nam. Bên cạnh đó cần tập trung thêm các thị trường tiềm năng khác như: Canada, Australia, Anh,… Thị trường Nga sẽ bị đứt đoạn do các nguy cơ về thanh toán và vận chuyển và sẽ khó phục hồi trong thời gian ngắn.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vàng hôm nay bật tăng

Giá vàng hôm nay bật tăng

Giá vàng hôm nay 27/12 ghi nhận đồng loạt tăng mạnh ở cả trong nước và trên thế giới. Vàng hưởng lợi từ căng thẳng địa chính trị và sự suy yếu của đồng bạc xanh.

Giữa mùa bội thu, vì sao nhiều quán cà phê ngậm ngùi chia tay thị trường?

Giữa mùa bội thu, vì sao nhiều quán cà phê ngậm ngùi chia tay thị trường?

Áp lực chi phí, thay đổi mô hình kinh doanh và sức ép cạnh tranh là những lý do chính khiến ngành cà phê phải "sang trang".

TP.HCM dành tới 22.000 tỷ đồng để bình ổn thị trường Tết

TP.HCM dành tới 22.000 tỷ đồng để bình ổn thị trường Tết

TP.HCM dành tới 22.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn thị trường năm 2024 và cung ứng hàng hóa Tết Ất Tỵ 2025, nhiều mặt hàng giảm giá sâu.

Bất ngờ với số lượng lớn nón Sơn giả vừa bị tiêu hủy

Bất ngờ với số lượng lớn nón Sơn giả vừa bị tiêu hủy

Cục thi hành án dân sự TP.HCM phối hợp với Viện Kiểm Sát, Công ty TNHH thời trang Nón Sơn cùng các ban ngành tiến hành giám sát việc tiêu hủy số lượng lớn nón Sơn giả nhãn hiệu ước tính khoảng 40 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.

Nhu cầu quà tặng Giáng sinh tăng mạnh

Nhu cầu quà tặng Giáng sinh tăng mạnh

Các sản phẩm trên thị trường quà tặng Giáng sinh 2024 như đồ trang trí, thiệp, cây thông nhỏ để bàn… đang bán chạy. Khách tấp nập ra vào các cửa hàng, nhà sách, siêu thị để mua quà tặng Giáng sinh, nhiều mặt hàng hết sớm.

TP.HCM siết chặt thị trường chống hàng lậu, hàng giả dịp Tết

TP.HCM siết chặt thị trường chống hàng lậu, hàng giả dịp Tết

Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TP.HCM vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.