Thứ sáu, 29/03/2024

10 xu hướng chủ đạo kinh tế thế giới năm 2022

09/01/2022 6:48 PM (GMT+7)

Năm 2022, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chậm lại, nhưng dự báo có nhiều biến động nội tại, quyết định sự thay đổi về chất.

Những biến động đó bao gồm, quá trình chuyển đổi từ đại dịch Covid-19 sang dạng bệnh đặc hữu; chuyển từ kích thích chính sách tài khóa sang kiềm chế, tăng lãi suất và thắt chặt các điều kiện tín dụng và cả quá trình chuyển đổi năng lượng khó khăn từ hydrocacbon sang năng lượng tái tạo… Tuy nhiên, xung đột địa chính trị sẽ tiếp tục tiềm ẩn những rủi ro đối với triển vọng phát triển của thế giới.

10 xu hướng chủ đạo kinh tế thế giới năm 2022 - Ảnh 1.

Năm 2022, mô hình tăng trưởng ở một số khu vực sẽ bị ảnh hưởng mạnh do đại dịch.

Covid-19 đang dần thành bệnh đặc hữu

Sự bùng phát trở lại của Covid-19 vào mùa Thu năm 2021, khởi điểm từ các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng dưới mức trung bình. Sự lây lan Covid-19 trên toàn cầu cùng sự xuất hiện của biến thể mới sẽ kích hoạt phản ứng của các chính phủ, tập trung vào việc tránh cho hệ thống y tế không bị căng thẳng và khuyến khích tiêm chủng.

Nhìn chung, sẽ không có các đợt phong tỏa, nhưng các dịch vụ sẽ vẫn bị hạn chế cho đến khi có các biện pháp chữa trị hiệu quả hơn, với giá cả phải chăng, khiến các lệnh hạn chế không còn cần thiết.

Cỗ xe kinh tế thế giới sẽ không bị trật bánh trong năm 2022, nhưng không đồng nghĩa với khả năng tốc độ phục hồi tăng trưởng không chậm lại.

Căng thẳng chuỗi cung ứng và lạm phát “nguội dần”

Tình trạng gián đoạn vận chuyển, thiếu nguồn cung và giá năng lượng tăng sẽ tiếp tục gây áp lực lạm phát trong nửa đầu năm 2022. Các nút thắt hậu cần sẽ chỉ được giải quyết vào cuối năm nay, khi nhu cầu hàng hóa giảm nhiệt và giao thông vận tải được bình thường hóa. Trong đó, sản lượng dầu của các nước OPEC+ và Mỹ tăng hợp lý, cũng như lượng khí đốt tự nhiên của Nga đủ làm giảm bớt áp lực từ giá năng lượng.

Tình trạng thiếu điện đã cản trở hoạt động sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc vào mùa Thu vừa qua, sẽ được giải quyết vào năm 2022, nhưng các hạn chế sản xuất đối với các ngành thâm dụng năng lượng sẽ được duy trì, khi nền kinh tế này quyết tâm với con đường trung hòa carbon.

Tiền lương sẽ tạm thời đáp ứng áp lực thị trường lao động tại Mỹ và châu Âu mà không ảnh hưởng lâu dài đến lạm phát. Do đó, tỷ lệ lạm phát sẽ chậm lại vào cuối năm 2022.

Tiến trình thắt chặt tiền tệ bắt đầu

Định hướng chính sách toàn cầu nói chung là chuyển sang thắt chặt tiền tệ, tuy nhiên mỗi ngân hàng trung ương sẽ quyết định các mức độ khác nhau. Điều kiện thị trường đối với các loại tài sản rủi ro hơn ngày càng xấu đi, nhưng sẽ không xảy ra các cơn hoảng loạn trên thị trường.

Lạm phát cao, tiến trình phục hồi kinh tế và tiến bộ trong kiểm soát đại dịch Covid-19 - ngay cả khi những tiến bộ không đồng đều - sẽ khuyến khích các ngân hàng trung ương tiến tới chính sách tiền tệ thắt chặt hơn vào năm 2022.

Rút các hỗ trợ khẩn cấp do đại dịch Covid-19

Kế hoạch rút các gói hỗ trợ khẩn cấp đồng nghĩa với việc thắt chặt tài khóa trên toàn thế giới. Các ngân hàng trung ương giảm mua tài sản, tức giảm lượng tiền tung vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng. Các nền kinh tế phát triển dù vẫn đang chịu thâm hụt lớn, nhưng khi những thâm hụt này thu hẹp, khu vực công thường sẽ trở thành yếu tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Chẳng hạn, theo ước tính, thâm hụt ngân sách cho khu vực đồng EUR sẽ giảm khoảng 300 tỷ EUR vào năm 2022. Dù vậy, thâm hụt của khu vực này vẫn sẽ vượt quá 3% GDP trong năm tới và trong khi tỷ lệ này cao hơn nhiều ở các quốc gia thành viên có tỷ lệ nợ công/GDP trên 100%. Việc củng cố tài khóa, giảm thâm hụt và ngăn chặn nợ “phình to” sẽ vẫn là một thách thức đối với nhiều nước châu Âu sau năm 2022.

Tăng chênh lệch giữa các nền kinh tế

Tốc độ mở rộng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại khi các nền kinh tế tiệm cận mức tiềm năng. Tuy nhiên, một khi sự gián đoạn về phía nguồn cung giảm bớt, dù không đồng đều giữa các khu vực và loại trừ những bất ngờ tiêu cực từ các biến thể Covid-19 mới, tăng trưởng sẽ tạm thời đi lên. Trong đó, các nền kinh tế hoặc khu vực có thế mạnh về công nghiệp và thương mại được hưởng lợi nhiều nhất.

Ngược lại, khó khăn từ nhiều yếu tố khác nhau, kể cả vấn đề gián đoạn nguồn cung và nguy cơ Covid-19, sẽ làm phức tạp mô hình tăng trưởng ở một số khu vực.

Tăng trưởng nền kinh tế Mỹ chậm lại

Fed sẽ hoàn thành việc giảm bớt lượng tài sản mua vào trong mùa Xuân và ngay sau đó bắt đầu nâng lãi suất cơ bản. Đạo luật “Build Back Better” của Tổng thống Biden có thể sẽ được ban hành, nhưng chỉ có tác động khiêm tốn đối với triển vọng kinh tế trong ngắn hạn. Biến thể Omicron gây rủi ro cho triển vọng tăng trưởng.

Tăng trưởng của nền kinh tế số 1 sẽ chậm lại nhưng chấp nhận được, trong bối cảnh tác động từ các biện pháp kích thích kinh tế liên quan dịch Covid-19 giảm dần, chính sách nới lỏng tiền tệ chấm dứt, nhu cầu bị dồn nén được thỏa mãn và Covid-19 chuyển từ đại dịch sang bệnh đặc hữu.

Động lực tăng trưởng sẽ chuyển từ mua hàng hóa sang mua dịch vụ. Lạm phát cốt lõi sẽ giảm xuống còn 2% khi áp lực giá do gián đoạn chuỗi cung ứng giảm dần.

Trung Quốc tăng trưởng dưới mức tiềm năng

Nền kinh tế số 2 sẽ tăng trưởng dưới mức tiềm năng 6% trước đại dịch, do lập trường kiên định đối với chính sách “Zero COVID”.

Nhưng tình trạng suy thoái thanh khoản hiện nay của các nhà phát triển bất động sản khó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính, bởi các nỗ lực kiểm soát tình hình và sự can thiệp của nhà nước vào khu vực kinh tế tư nhân ngày càng sâu rộng.

Một cuộc khủng hoảng nợ lan rộng?

Mặc dù một số quốc gia đang phải đối mặt với rủi ro về nợ gia tăng, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Argentina, Lebanon, Ethiopia và Zambia, những quốc gia khác có khả năng chống chọi tốt hơn, khiến cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi toàn cầu - như năm 1998 - khó có thể xảy ra.

Các nền kinh tế mới nổi có định hướng hàng hóa và năng lượng sẽ hưởng nguồn thu từ xuất khẩu mở rộng và tài khóa, khi giá tài nguyên thiên nhiên toàn cầu cao hơn. Tuy nhiên, rủi ro có thể xuất hiện ở châu Mỹ Latinh, nơi những thay đổi chính trị và sự không chắc chắn về chính sách làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn.

Động lực từ tiêu chí môi trường và chuyển đổi năng lượng

Dự báo sẽ có một số chuyển động chính sách liên quan các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG), tuy nhiên, việc thực thi sẽ không dễ dàng khiến những thay đổi này chưa tác động đáng kể đến nền kinh tế 2022.

Với sự tập trung nhiều hơn của giới chính trị và công chúng đối với vấn đề biến đổi khí hậu, các nhà đầu tư và quản lý đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn tới ESG, tiếp thêm động lực ở cấp quốc gia và quốc tế.

Căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang

Căng thẳng địa chính làm tăng nguy cơ xuất hiện các đợt biến động trên thị trường tài chính và tiền tệ trong khu vực. Rủi ro từ các biện pháp trừng phạt kinh tế, làm gián đoạn các dòng đầu tư, thương mại tăng lên.

Căng thẳng cũng sẽ khiến chi tiêu quân sự ở các cường quốc tăng lên.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam vừa có thêm một "tay chơi" mới, là một ngân hàng nước ngoài, sau khi ngân hàng SCB từ Thái Lan mua lại 100% công ty Home Credit Việt Nam vào cuối tháng 2 vừa qua.

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Tạm đóng cửa phiên sáng nay (29/3), cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HoSE: LPB) tăng gần 3%, lên 17.400 đồng/CP, trong khi đó, các mã cổ phiếu ngân hàng khác đều "rực lửa" như VCB, BID, CTG, MBB, TCB...

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Sáng nay (29/3), VNDirect thông báo đã thực hiện thông luồng giao dịch thành công trên môi trường giả lập vào 21 giờ ngày hôm qua 28/3.

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc. Tỉnh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ở mức tốt nhất có thể trong sản xuất kinh doanh.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.