Theo giới chuyên gia, những ảnh hưởng từ sự sụp đổ của hai ngân hàng ở Mỹ khó có khả năng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng đến thị trường tài chính cũng như tiền tệ của Việt Nam. Tuy nhiên, các ngân hàng ở Việt Nam cần xem bài học của các ngân hàng ở Mỹ để kiểm soát rủi ro trong môi trường lãi suất tăng cao.
Khó có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Ngay đầu tuần này (13-3), thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục nhận tin xấu khi Ngân hàng Signature Bank có trụ sở tại New York, Mỹ buộc phải đóng cửa vì mất thanh khoản. Signature Bank là ngân hàng cho vay rất lớn trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Trước đó vào cuối tuần qua, Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) nằm trong top 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã sụp đổ.
Theo TS Võ Đình Trí, trường ĐH Kinh tế TP.HCM, SVB phá sản chủ yếu là do đầu tư quá nhiều vào trái phiếu được xem là các công cụ nợ, tạo ra các dòng thu nhập ổn định. Nhưng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất, từ tháng 3-2022 đến nay đã đẩy lên chạm mức 4,5%, dẫn đến giá trái phiếu của SVB đang nắm giữ bị giảm.
Bài học từ vụ sụp đổ SVB
SVB gặp vấn đề thanh khoản khi trái phiếu mà ngân hàng này đầu tư lỗ nặng. Sự sụp đổ của ngân hàng này là một vấn đề mang tính toàn cầu chứ không phải của riêng một quốc gia nào.
Từ bài học của SVB có thể thấy rõ công tác giám sát ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tài chính là rất quan trọng. Bởi có một số điểm tương đồng ở Việt Nam, khi lĩnh vực tài chính đóng một vai trò quan trọng với nền kinh tế quốc gia.
TSANDREA COPPOLA,chuyên gia Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam
Trong khi đó, SVB nhận tiền gửi khá nhiều từ các công ty khởi nghiệp (startup), vốn không ổn định về dòng tiền gửi. Với bối cảnh kinh tế khó khăn, các công ty này có xu hướng rút tiền ra để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Khi nguồn tiền rút ra lớn, SVB buộc phải bán trái phiếu để thu tiền mặt. Song trong môi trường lãi suất cao như hiện nay, giá bán trái phiếu sẽ bị chiết khấu mạnh.
Do đó, SVB đã bị thua lỗ nặng nề cũng như không có đủ dòng tiền để bù đắp. Ngoài ra, SVB đầu tư khá nhiều vào các startup nhưng không có lợi nhuận, tạo ra các khoản nợ xấu khiến cho ngân hàng này gặp khủng hoảng.
Sự khủng hoảng của hai ngân hàng này khiến có tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, nguy cơ dẫn đến việc rút tiền hàng loạt. Tuy nhiên, điều này đã được chặn đứng khi chính phủ Mỹ ra thông báo đảm bảo cho người gửi tiền được rút tiền ra hết với SVB chứ không còn bị giới hạn 250.000 USD/tài khoản. Điều này gửi một thông điệp các khoản tiền gửi đang rất an toàn và tránh mọi người đi rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác. Mặt khác, Fed cho các ngân hàng khác vay nếu rơi vào tình trạng tương tự SVB…
“Với hàng loạt giải pháp này, Mỹ tránh được sụp đổ dây chuyền và khó có chuyện xảy ra khủng hoảng tài chính như năm 2008” - TS Võ Đình Trí nhấn mạnh.
Cùng nhận định, TS Quách Mạnh Hào, giảng viên Trường ĐH Lincoln (Anh), cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 do các ngân hàng cho vay dưới chuẩn và đầu tư nhiều vào các tài sản phái sinh. Các ngân hàng nắm chéo các sản phẩm phái sinh của nhau nên tạo ra hệ thống đổ vỡ dây chuyền. Năm 2008 là rủi ro thanh khoản liên ngân hàng khi các tài sản nắm giữ bị mất giá. Nhưng lần này, chính phủ Mỹ đã rất nhanh chóng kiểm soát SVB nên không tạo ra rủi ro khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tác động đến giá vàng, USD… toàn cầu
Theo chuyên gia kinh tế Trần Thanh Hải, sự kiện hai ngân hàng ở Mỹ phá sản đã khiến cho giá vàng thế giới tăng nhanh, đồng thời kéo giá vàng trong nước đi lên. Nguyên nhân, giới đầu tư chuyển tiền sang đầu tư vào vàng để trú ẩn tài sản an toàn.
Ngoài ra, thị trường cũng đang dự báo vì hai sự kiện này nên Fed sẽ khó mạnh tay tăng lãi suất vào cuối tháng 3 này. Lãi suất vốn có sự tác động mạnh đến giá vàng. Lãi suất cao thì giá vàng giảm và ngược lại.
“Tuy nhiên, để hình thành rõ xu hướng, giá vàng vẫn phải chờ đến thời điểm Fed ra quyết định tăng lãi suất. Cần lưu ý Fed đã ra thông điệp rất rõ ràng lãi suất vẫn cần tăng nhanh và mạnh trong thời gian tới. Mặt khác, sự kiện hai ngân hàng phá sản đã được các cơ quan điều hành của Mỹ nhanh chóng kiểm soát và ổn định tình hình thị trường. Do đó, giá vàng vẫn có thể đảo chiều trong thời gian tới” - ông Hải cho biết.
Cũng theo ông Hải, sự kiện này đang khiến chỉ số đồng USD giảm, qua đó hỗ trợ tiền đồng. Nhưng sự kiện SVB và Signature Bank khó tác động mạnh đến tỉ giá và hoạt động ngân hàng của Việt Nam vì cơ quan quản lý nhà nước đang điều hành một cách chủ động, linh hoạt với mục tiêu xuyên suốt là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hệ thống.
TS Quách Mạnh Hào cũng nhìn nhận thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ bị tác động tâm lý trong ngắn hạn từ việc các ngân hàng Mỹ phá sản. Thêm nữa, thị trường chứng khoán vẫn chưa thể bứt phá vì nguồn tiền chung chưa dồi dào, dòng vốn ngoại chưa đổ vào thực sự mạnh cũng như sự ảnh hưởng từ thị trường trái phiếu.
“Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất trước tác động ngân hàng phá sản. Nhưng tôi cho rằng điều này khó xảy ra do quan điểm của Fed vẫn là hạ nhiệt lạm phát. Tuy vậy, hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời đang nắm trong tay lượng dự trữ ngoại hối tăng trở lại sau khi đã mua vào ngoại tệ trong thời gian qua nên sẽ can thiệp bảo vệ tỉ giá” - TS Hào đánh giá.
Vàng, chứng khoán… biến động trái chiều
Ngay phiên giao dịch đầu tuần (13-3), giá vàng thế giới tăng mạnh lên đến 1.888 USD/ounce, tương đương 54,1 triệu đồng/lượng. Điều này cũng đã kéo giá vàng trong nước tăng vọt. Theo đó, vàng SJC đã tăng thêm 350.000 đồng để lên mức giá 67 triệu đồng/lượng.
Ngược lại, thị trường chứng khoán đã chìm trong sắc đỏ ngay khi mở cửa. Các cổ phiếu họ ngân hàng rớt điểm mạnh đã lấy đi điểm số của thị trường. Nhưng thị trường không rớt quá mạnh. Kết phiên, chỉ số VN - Index chỉ mất 0,20 điểm, xuống còn 1.052,8 điểm nhưng giá trị thanh khoản khá tốt với hơn 12.000 tỉ đồng.
Cũng trong ngày 13-3, giá USD trên cả thị trường chính thức và phi chính thức đồng loạt giảm mạnh 100-130 đồng/USD. Hiện giá USD tại Vietcombank giao dịch quanh mức 23.370 - 23.740 VND/USD.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?